Nhật Bản loay hoay vấn đề năng lượng

Trong lúc Nhật Bản tưởng niệm 3 năm ngày xảy ra thảm họa động đất và sóng thần dẫn tới cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima, những tranh luận lại bùng lên về việc có nên trở lại với điện hạt nhân.

Trong lúc Nhật Bản tưởng niệm 3 năm ngày xảy ra thảm họa động đất và sóng thần dẫn tới cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima, những tranh luận lại bùng lên về việc có nên trở lại với điện hạt nhân.

Nhật Bản đóng cửa tất cả 48 lò phản ứng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau trận động đất và sóng thần tháng 3-2011. Tuy nhiên, Thủ tướng Shinzo Abe rất muốn đất nước nghèo tài nguyên này quay trở lại sử dụng năng lượng hạt nhân.

Ông phải đối mặt với sự phản đối từ công chúng cũng như từ những nhân vật có máu mặt như cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi. Hôm chủ nhật vừa rồi, hàng chục ngàn người Nhật đã tổ chức một cuộc biểu tình chống hạt nhân ở Tokyo, ngay trước lễ tưởng niệm trận động đất và sóng thần đã cướp đi gần 20.000 sinh mạng. Alistair Newton, nhà phân tích chính trị cao cấp tại Nomura Tokyo, cho biết: “Rõ ràng là trong ngày hôm nay, tròn 3 năm thảm họa Fukushima, vấn đề năng lượng ám ảnh trong suy nghĩ như hậu quả bi thảm hơn của sóng thần”.

Nhật Bản cần nhiều nhiên liệu hóa thạch hơn để bù đắp cho việc đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân, làm gia tăng những mối lo ngại rằng chi phí năng lượng cao có thể làm tổn thương nền kinh tế. Dữ liệu công bố ngày 10-3 cho thấy thâm hụt tài khoản vãng lai của Nhật Bản trong tháng 1 đã phình to lập mức kỷ lục 15,4 tỷ USD.

Nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki Kariwa của TEPCO.

Nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki Kariwa của TEPCO.

Trong bối cảnh như thế, Thủ tướng Abe tháng trước đã công bố các chi tiết của một kế hoạch trong đó xác định năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng dài hạn quan trọng cho nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Theo các phương tiện truyền thông, “Kế hoạch năng lượng cơ bản” mới sẽ tìm cách khởi động lại các lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản.

Edwin Lyman, nhà khoa học cao cấp của chương trình an ninh toàn cầu thuộc Liên hiệp Khoa học gia tại Washington, nói: “Bạn phải cân nhắc tới phí tổn rất lớn của hậu hoạn Fukushima, có thể vượt quá 125 tỷ USD một khi chi trả tất cả các khoản bồi thường. Hiện trường sẽ tồn tại phóng xạ trong nhiều thập niên và hiện vẫn đang rò rỉ phóng xạ vào đại dương. Bạn phải tự hỏi mình đang chuốc lấy thứ gì khi tái khởi động các nhà máy”.

Sau thảm họa Fukushima, nhiều nước đã xem xét lại kế hoạch năng lượng hạt nhân của họ. Ở Tây Âu, 11 lò phản ứng đóng cửa giữa năm 2010 và 2012, theo công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor. Cuối năm 2013, các chuyên gia Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết tình hình tại nhà máy Fukushima vẫn nghiêm trọng.

Vào tháng 2, AFP đưa tin Tập đoàn Điện lực Tokyo (TEPCO) phát hiện thêm 100 tấn nước nhiễm phóng xạ đã rò rỉ từ hồ chứa của nhà máy Fukushima. Trong khi đó, TEPCO đề xuất kế hoạch tái thiết Fukushima, có thể giúp TEPCO tiếp cận nguồn vốn vay 500 tỷ yen (khoảng 5 tỷ USD). Để có tiền trả nợ, TEPCO dự kiến mở lại 2 lò phản ứng ở nhà máy Kashiwazaki Kariwa vào tháng 7-2014.

Một cuộc khảo sát do đài truyền hình quốc gia NHK thực hiện hồi tháng 1 cho thấy trong số những người tham gia có 42% phản đối năng lượng hạt nhân, cao gấp đôi so với con số 21% ủng hộ, còn lại hơn 30% đang lưỡng lự. Giới phân tích cho rằng đây là thời gian khó khăn đối với Thủ tướng Abe nếu muốn thuyết phục cử tri rằng quay lại năng lượng hạt nhân là lợi ích của Nhật Bản.

“Giải pháp có thể là Cơ quan Quản lý hạt nhân (NRA) trì hoãn một vài tháng, và Abe hy vọng trong thời gian đó mọi người sẽ bình tĩnh lại và chấp nhận khả năng sử dụng điện hạt nhân một lần nữa” - Daniel Aldrich, Phó Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Purdue, nhận định.  

Các tin khác