Ảnh minh họa
Chưa có chứng nhận bảo vệ môi trường vẫn ngang nhiên khai thác
Theo đó, đối với việc bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản, hầu hết các điểm mỏ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã được phê duyệt phương án/đề án cải tạo phục hồi môi trường theo quy định. Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, vẫn còn 7/93 điểm mỏ chưa được phê duyệt, trong đó có: 3 dự án đang trình UBND tỉnh phê duyệt, 2 dự án chưa được phê duyệt (chưa khai thác), 2 dự án đã thực hiện hoạt động khai thác nhưng chưa được phê duyệt, gồm: Dự án khai thác mỏ sét của Công ty cổ phần tập đoàn XD và DL Bình Minh và Dự án khai thác mỏ đá của Công ty TNHH MTV Thiên Hà - Hòa Bình.
Qua kiểm tra trực tiếp tại 17 dự án khai thác khoáng sản cho thấy vẫn còn một số chủ đầu tư dự án chưa thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường như: Chưa có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành nhưng vẫn khai thác; việc quan trắc, giám sát môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất chưa đầy đủ về tần suất, vị trí; chưa thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ kết quả giám sát môi trường; số lượng cây trồng nhằm ngăn ngừa, phát tán bụi tại khu vực khai thác, chế biến khoáng sản chưa đảm bảo về mật độ; chưa làm sân công nghiệp; không xây dựng hệ thống mương dẫn đều khắp tường bao khu vực nhà điều hành và khu vực chế biến đá để thu gom nước mưa chảy tràn trên bề mặt; khu vực lưu giữ chất thải nguy hại chưa đảm bảo…
Trong số 17 dự án được thanh tra, có 7 dự án chưa được cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành; cá biệt có 2 dự án chưa được cấp nhưng vẫn hoạt động khai thác, gồm: Dự án khai thác và chế biến đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại xóm Rụt, xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn của Công ty cổ phần Vinh Quang Hòa Bình và Dự án Khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại núi Trũng Đô (KV5), xã Cao Dương, huyện Lương Sơn của Công ty TNHH Khai thác và Chế biến khoáng sản Hiền Lương.
Đáng kể, một số doanh nghiệp khai thác khoáng sản kê khai nộp phí bảo vệ môi trường chưa đúng quy định, gây thất thu ngân sách nhà nước.
Các điểm mỏ đều xảy ra mất an ninh trật tự
Việc quản lí, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường ở tỉnh này có bộc lộ những hạn chế, thiếu sót. Theo đó, còn có tình trạng buông lỏng quản lý, áp dụng không đúng chủ trương chính sách khoán nên một số nông lâm trường không còn thực chất là doanh nghiệp nhà nước, nhưng vẫn áp dụng cơ chế chính sách sắp xếp, đổi mới như nhau.
Vẫn còn tình trạng nông, lâm trường sử dụng đất không đúng mục đích, cho thuê, khoán không mang lại hiệu quả, nhưng việc phát hiện, xử lý còn chưa kịp thời, thiếu kiên quyết.
TTCP cũng cho rằng, việc chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động khai thác cát, sỏi tại tỉnh Hòa Bình còn tồn tại nhiều điều.
Đáng chú ý, sau khi cấp phép, các điểm mỏ đều xảy ra mất an ninh trật tự, người dân tập trung đông người khiếu kiện, có nguyên nhân là do xung đột về lợi ích giữa doanh nghiệp được cấp phép và các cá nhân khai thác cát trái phép; dẫn đến một số điểm mỏ sau khi đã được cấp phép nhưng không thể khai thác được hoặc khai thác cầm chừng. Việc xử lí vi phạm nhiều thời điểm còn chưa triệt để, dứt khoát...
Những tồn tại trên, TTCP kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND tỉnh Hòa Bình kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân qua các thời kỳ để xảy ra các tồn tại, vi phạm trong công tác bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản; công tác quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường và việc chấp hành quy định pháp luật trong hoạt động khai thác cát, sỏi tại.