Nhiều khó khăn cho cổ phiếu thủy sản

(ĐTTCO) - Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản cả nước năm 2015 ước đạt 6,57 tỷ USD (giảm 16%). Xuất khẩu hàng thủy sản trong năm qua giảm mạnh ở hầu hết thị trường chính, cụ thể: Hoa Kỳ đạt 1,31 tỷ USD (giảm 23,4%); EU 1,16 tỷ USD (giảm 17,1%); Nhật Bản 1,04 tỷ USD (giảm 13,4%); Hàn Quốc 572 triệu USD (giảm 12,2%). Tuy nhiên, triển vọng từ việc tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN và các các hiệp định thương mại tự do (FTA) như TPP, FTA với EU, FTA với Hàn Quốc, Liên minh Hải quan Nga - Belarus - Kazakhstan sẽ tác động tích cực đến ngành thủy sản. Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ đạt khoảng 7,12 tỷ USD (tăng 6,3%). Các mặt hàng tôm, mực, bạch tuộc, cá biển và các hải sản khác sẽ có mức tăng trưởng dương trong năm nay.

(ĐTTCO) - Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản cả nước năm 2015 ước đạt 6,57 tỷ USD (giảm 16%). Xuất khẩu hàng thủy sản trong năm qua giảm mạnh ở hầu hết thị trường chính, cụ thể: Hoa Kỳ đạt 1,31 tỷ USD (giảm 23,4%); EU 1,16 tỷ USD (giảm 17,1%); Nhật Bản 1,04 tỷ USD (giảm 13,4%); Hàn Quốc 572 triệu USD (giảm 12,2%). Tuy nhiên, triển vọng từ việc tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN và các các hiệp định thương mại tự do (FTA) như TPP, FTA với EU, FTA với Hàn Quốc, Liên minh Hải quan Nga - Belarus - Kazakhstan sẽ tác động tích cực đến ngành thủy sản. Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ đạt khoảng 7,12 tỷ USD (tăng 6,3%). Các mặt hàng tôm, mực, bạch tuộc, cá biển và các hải sản khác sẽ có mức tăng trưởng dương trong năm nay.

Theo thống kê của CTCK ASEAN, tính tới thời điểm hiện tại, trên thị trường niêm yết có khoảng 16 doanh nghiệp ngành thủy sản, tập trung chủ yếu tại sàn HOSE với 13 doanh nghiệp. Trong đó, vốn hóa đứng đầu là các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE, như CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) đạt 2.704,4 tỷ đồng; CTCP Hùng Vương (HVG) đạt 2.270,4 tỷ đồng; CTCP Đầu tư phát triển Cường Thuận IDICO (IDI) đạt 1.533,8 tỷ đồng; CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC) đạt 667,6 tỷ đồng. Do đặc điểm của ngành thủy sản, chi phí nguyên vật liệu chiếm phần lớn nên doanh nghiệp trong ngành chủ yếu sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn, với tỷ trọng bình quân lên tới 89,1% tổng nợ. Hệ số nợ bình quân của ngành thủy sản là 0,68 lần. Các công ty sử dụng đòn bẩy tài chính khá mạnh với mức bình quân ngành lên tới 3,65 lần, đặc biệt HVG đến 5,74 lần. Chính vì việc sử dụng nợ quá cao nên khả năng bứt phá của doanh nghiệp thủy sản nhờ hưởng lợi từ các FTA không quá lớn. Thậm chí, năm 2016 được dự báo đầy khó khăn với doanh nghiệp thủy sản do tiếp tục phải đối mặt thách thức về giá xuất khẩu giảm, biến động tiền tệ, các rào cản phi thuế quan, thuế chống bán phá giá.

Các tin khác