NHS sáp nhập vào BHS: 2 bên cùng có lợi

Đối với cổ đông của CTCP Đường Biên Hòa (BHS) hiện nay, vấn đề được quan tâm nhất chính là thương vụ sáp nhập với CTCP Đường Ninh Hòa (NHS). Đây chắc chắn sẽ là vấn đề được “mổ xẻ” nhiều nhất tại ĐHCĐ của BHS dự kiến tổ chức vào ngày 27-6 tới.

Đối với cổ đông của CTCP Đường Biên Hòa (BHS) hiện nay, vấn đề được quan tâm nhất chính là thương vụ sáp nhập với CTCP Đường Ninh Hòa (NHS). Đây chắc chắn sẽ là vấn đề được “mổ xẻ” nhiều nhất tại ĐHCĐ của BHS dự kiến tổ chức vào ngày 27-6 tới.

Tăng hiệu quả kinh doanh

Theo kế hoạch, BHS sẽ phát hành thêm 60,75 triệu CP cho cổ đông hiện hữu của NHS để đổi lấy 100% tổng số cổ phần của NHS. Do tại thời điểm hoán đổi, BHS đang sở hữu 0,66% của NHS nên số lượng cổ phần thực tế hoán đổi là 60,35 triệu CP, tương ứng tỷ lệ 1:1.

Sau khi hoàn tất, vốn điều lệ của BHS sẽ tăng lên 1.233 tỷ đồng (tăng 96%) và mô hình hoạt động dự kiến của BHS và NHS là công ty mẹ-công ty con. Câu hỏi đặt ra là BHS sẽ được lợi gì sau thương vụ thâu tóm NHS? Theo phân tích của CTCK Maybank KimEng (MBKE), do sáp nhập dựa trên việc hoán đổi CP và không mua lại tài sản nên BHS không gặp áp lực về tài chính để tài trợ cho thương vụ này.

Thêm vào đó, BHS còn có thể tận dụng lợi thế quy mô vốn lớn tăng cường hiệu quả trong việc huy động vốn, giảm thiểu chi phí sử dụng vốn. Theo thống kê, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của BHS trong quý I-2014 là 158%, sau sáp nhập ước tính tỷ lệ này giảm còn 102% do tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của NHS thấp (chỉ ở mức 89%).

Theo dự báo, ngành đường được kỳ vọng sẽ cải thiện trong năm 2015. Do đó, ước doanh thu năm 2015 của BHS là 3.473 tỷ đồng (tăng 16%), trong đó NHS đóng góp 13% (đã loại trừ giao dịch nội bộ). Nhờ sáp nhập, BHS sẽ chủ động 68% nhu cầu mía nguyên liệu và giúp BHS tiếp tục kiểm soát tốt giá thành sản xuất.

Theo đó, lợi nhuận gộp ước đạt 460 tỷ đồng (tăng 55%) với biên lợi nhuận gộp ở mức 13%. Thông qua chiến lược sáp nhập, ngoài tăng doanh thu, BHS cũng hiệu quả trong việc kiểm soát chi phí hoạt động và giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính.

Ngoài ra, tại thời điểm hoán đổi, nếu giá trị tài sản cố định ròng/CP của BHS thấp hơn của NHS thì BHS sẽ được hạch toán thêm khoản lợi nhuận bất thường, ước khoảng 114 tỷ đồng và trong trường hợp này lợi nhuận sau thuế năm 2015 của BHS ước khoảng 265 tỷ đồng.

Cộng hưởng sức mạnh

Theo đánh giá của các chuyên gia, BHS có thế mạnh là đơn vị duy nhất có nhà máy luyện đường chuyên biệt tại Đồng Nai, có khả năng sản xuất đường tinh luyện quanh năm và không phụ thuộc vào mùa vụ. Tuy nhiên, do diện tích mía quản lý khá khiêm tốn (chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu mía nguyên liệu) nên BHS phải nhập thêm đường thô từ các doanh nghiệp đường khác để đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Sau sáp nhập NHS sẽ hỗ trợ nguồn nguyên liệu cho BHS trong công tác luyện đường, nâng tỷ lệ nguyên liệu tự chủ lên 68%. Đặc biệt, sau sáp nhập BHS sẽ kế thừa thị phần cũng như hệ thống phân phối của NHS. NHS là doanh nghiệp đường có hệ thống phân phối mạnh tại khu vực duyên hải miền Trung, nơi thị phần của BHS còn rất khiêm tốn. Chính vì vậy, việc sáp nhập với NHS, BHS có thể mở rộng thị phần, tăng doanh số đi cùng với tiết kiệm chi phí nhờ lợi thế về quy mô.

Sản phẩm Đường Biên Hòa ra lò.

Sản phẩm Đường Biên Hòa ra lò.

Một lợi thế BHS có được sau sáp nhập với NHS là quyền lợi của các cổ đông được nâng lên rõ rệt. Chẳng hạn, cổ đông nắm giữ cổ phần lớn tại BHS là Tập đoàn Thành Thành Công (TTC): Tập đoàn này hiện đang nắm cổ phần tại BHS và NHS với tỷ lệ sở hữu trực tiếp và gián tiếp lần lượt 61% và 73%.

Chính vì vậy, việc sáp nhập sẽ nâng tỷ lệ sở hữu của TTC cũng như quyền kiểm soát tại BHS lên 67%. Với kinh nghiệm và thế mạnh của mình, TTC sẽ đóng góp nhiều hơn cho BHS. Ngược lại, thương vụ sáp nhập sẽ kéo giảm tỷ lệ vốn nhà nước tại BHS là Tổng công ty Mía đường II (nắm giữ 12,15% cổ phần). Giả sử kế hoạch được ĐHCĐ thông qua, việc hoán đổi CP sẽ làm tỷ lệ sở hữu của tổng công ty này giảm xuống còn 6%.

Điều này sẽ làm giảm quyền kiểm soát của Tổng công ty Mía đường II tại BHS, giúp BHS chủ động hơn trong các quyết định sản xuất kinh doanh. Đối với các cổ đông khác, theo dự phóng của MBKE, EPS năm 2014 của BHS và NHS lần lượt 13.673  đồng/CP và 14.398 đồng/CP. Dựa trên tỷ lệ chuyển đổi 1:1, có thể thấy cổ đông  hiện hữu của BHS cũng được hưởng lợi.

Các tin khác