Những doanh nghiệp đang lâm nguy

Những dự báo khó khăn năm 2012 đã phần nào được phản ánh qua kết quả kinh doanh bết bát của một số doanh nghiệp trong quý I. Nếu không có sự đột biến, khả năng phá sản những doanh nghiệp này chỉ còn đếm từng ngày.

Những dự báo khó khăn năm 2012 đã phần nào được phản ánh qua kết quả kinh doanh bết bát của một số doanh nghiệp trong quý I. Nếu không có sự đột biến, khả năng phá sản những doanh nghiệp này chỉ còn đếm từng ngày.

Lỗ gần hết tổng tài sản

CTCP Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam (THV) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I-2012 với mức lỗ lên tới 88,7 tỷ đồng. Điều đáng nói tại thời điểm kết thúc quý I, lượng tiền mặt của THV khá khan hiếm nếu so sánh với số dư cuối các quý trước, khi chỉ còn 6,89 tỷ đồng tiền mặt.

Thực trạng lỗ nặng của các doanh nghiệp niêm yết đang khiến NĐT lo âu. Ảnh: LÃ ANH

Thực trạng lỗ nặng của các doanh nghiệp niêm yết đang khiến NĐT lo âu. Ảnh: LÃ ANH

Nguyên nhân do dư nợ phải trả của THV cuối quý I là 1.964,3 tỷ đồng, chiếm gần 90% tổng tài sản. Đây là quý thứ 3 liên tiếp doanh nghiệp này chịu lỗ với mức lỗ khá cao. Dù lãnh đạo THV đã đề ra nhiều phương án khắc phục lỗ nhưng với tỳ vết “chém gió” trước đó chẳng NĐT nào còn tin tưởng vào “lời nói gió bay” này.

Thậm chí, nhiều NĐT cho rằng đây là hành động “chém gió” tập 2 của lãnh đạo THV. Điều khiến NĐT đưa ra nhận định này do cổ đông nội bộ của THV là bà Ngô Thị Hạnh, ủy viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc và là vợ ông Nguyễn Văn An, Chủ tịch HĐQT THV, đã bán ra gần hết số cổ phần đang nắm giữ.

Một doanh nghiệp sản xuất cà phê là CTCP Cà phê An Giang (AGC) cũng trong tình cảnh không khá hơn so với THV. Theo báo cáo tài chính quý I-2012, AGC lỗ ròng 10,5 tỷ đồng do doanh thu sụt giảm mạnh và chi phí tài chính gia tăng. Cụ thể, trong kỳ doanh thu thuần của AGC chỉ đạt hơn 3 tỷ đồng, giảm hơn 74 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2011 (tương đương mức giảm lên đến 96%); lợi nhuận gộp chỉ vỏn vẹn 840 triệu đồng (bằng 7% cùng kỳ).

Điểm đáng chú ý là AGC hầu như không phát sinh doanh thu tài chính nhưng chi phí tài chính lại tăng 1,2 lần (chiếm 10,6 tỷ đồng). Từ đó dẫn đến việc lợi nhuận trước thuế của AGC âm 10,5 tỷ đồng, trong khi quý I-2011 AGC lãi 2,1 tỷ đồng.

Đây là quý thứ 4 liên tiếp AGC hoạt động thua lỗ (quý IV-2011, AGC lỗ gần 95 tỷ đồng). Như vậy, tính đến ngày 31-3, nguồn vốn chủ sở hữu của AGC âm 63,7 tỷ đồng do mức lỗ lũy kế 154,7 tỷ đồng, vượt vốn đầu tư của chủ sở hữu.

Nợ lớn khó đòi

Trong năm 2011, dù doanh thu thuần của CTCP Đầu tư tài chính Công đoàn dầu khí Việt Nam (PVFI) tăng hơn 10 lần so với năm trước, nhưng với việc giá vốn hàng bán tăng mạnh 27 lần nên lợi nhuận gộp giảm gần 80%. Ngoài ra, việc chi phí hoạt động tài chính tăng vọt lên 222 tỷ đồng khiến lợi nhuận sau thuế của PVFI âm 155 tỷ đồng.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất đối với PVFI trong thời điểm này đến từ các khoản hợp tác đầu tư chứng khoán niêm yết và ủy thác quản lý vốn cho CTCK SME với tổng số dư 313 tỷ đồng. Khoản phải thu này đã quá hạn trong năm 2011 nhưng SME đã bị đình chỉ giao dịch và lưu ký chứng khoán 3 lần kể từ tháng 11-2011 đến tháng 2-2012 do mất khả năng thanh toán.

Việc này đã buộc PVFI phải trích lập dự phòng 156,7 tỷ đồng nợ khó đòi (chiếm 50% tổng giá trị khoản phải thu), đồng thời nhờ pháp luật can thiệp song khả năng thu hồi là rất thấp. Bên cạnh đó, PVFI còn ghi nhận khoản hợp tác đầu tư chứng khoán niêm yết với CTCK Phố Wall (WSS) với số tiền 72,8 tỷ đồng và cũng gần như thua lỗ nặng nề với khoản đầu tư này.

Theo đơn vị kiểm toán của PVFI là Công ty Deloitte, khả năng tiếp tục hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào kết quả kinh doanh trong thời gian tới và việc tiếp tục hỗ trợ từ phía các cổ đông. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn như hiện tại, kỳ vọng này không nhiều.

Dù số tiền thua lỗ chưa bị ăn vào vốn nhưng CTCP Thương mại và Dịch vụ dầu khí Vũng Tàu (VMG) vẫn nằm trong số các doanh nghiệp đang lâm nguy. Theo báo cáo tài chính quý I-2012 vừa công bố, VMG tiếp tục lỗ sau thuế 692 triệu đồng.

Mức lỗ này đã giảm 61% so với cùng kỳ năm trước, nhưng lỗ lũy kế của VMG đến nay hơn 52 tỷ đồng so với vốn chủ sở hữu khoảng 82 tỷ đồng. Một trường hợp nguy cấp khác là CTCP Sông Đà Thăng Long (STL). Trong quý I-2012, STL lỗ 7,73 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm 2011 lãi ròng 5,18 tỷ đồng.

Điều đáng ngại là nợ phải trả cuối quý I lên đến 5.070 tỷ đồng, bằng 96% tổng tài sản. Đây là mức nợ báo động trong bối cảnh hiện nay.

Các tin khác