Trung bình mỗi người dân Hàn Quốc chỉ ngủ có 7 giờ 41 phút/ngày, ít hơn 41 phút so với mức trung bình của các nước trong Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Sự việc có vẻ nghiêm trọng hơn khi Quỹ Bảo hiểm xã hội nước này còn đưa ra báo cáo nhận định số lượng bệnh nhân đến tư vấn do bị mất ngủ đã tăng lên gấp đôi trong vòng 4 năm. Nguyên nhân do môi trường làm việc quá cạnh tranh dẫn đến người dân bị stress và thời gian làm việc trong ngày quá dài. Hàn Quốc đang đi vào vết xe đổ của Nhật Bản, người lao động làm việc quá nhiều và công việc trở thành gánh nặng lớn.
Sự việc có vẻ nghiêm trọng hơn khi Quỹ Bảo hiểm xã hội nước này còn đưa ra báo cáo nhận định số lượng bệnh nhân đến tư vấn do bị mất ngủ đã tăng lên gấp đôi trong vòng 4 năm. Nguyên nhân do môi trường làm việc quá cạnh tranh dẫn đến người dân bị stress và thời gian làm việc trong ngày quá dài. Hàn Quốc đang đi vào vết xe đổ của Nhật Bản, người lao động làm việc quá nhiều và công việc trở thành gánh nặng lớn.
Một quán cafe thư giãn ở Hàn Quốc được thiết kế như khoang hạng nhất trên máy bay.
Theo thống kê, thời gian làm việc trung bình của một lao động Hàn Quốc trong năm 2015 lên đến 2.113 giờ, nhiều hơn 347 giờ so với bình quân các nước OECD 1.766 giờ. Tính theo ngày, với mức chuẩn 8 tiếng/ngày, người dân Hàn Quốc đang làm việc nhiều hơn các nước OECD 43 ngày, tương đương làm việc nhiều hơn 2 tháng so với mức chuẩn.
Đó là chưa kể đến sở thích của nhiều người thường đi ăn chơi thâu đêm, các nhà hàng và quán bar mở cửa suốt đêm... nên Seoul được mệnh danh là thành phố không bao giờ ngủ.
Ngủ ít từ lâu đã bị cảnh báo. Một ngạn ngữ thường xuyên được nhắc đi nhắc lại với học sinh trung học Hàn Quốc: “Nếu bạn ngủ quá 4 giờ/đêm, bạn sẽ trượt trong các kỳ thi”. Đặc biệt, người Hàn Quốc còn là những “con nghiện” điện thoại thông minh, vốn dĩ là những thiết bị kích thích não bộ và không có lợi cho giấc ngủ.
Bộ Y tế và phúc lợi Hàn Quốc vừa qua đã công bố một kết quả điều tra về rối loạn tinh thần liên quan tới thói quen sử dụng điện thoại thông minh. Cuộc điều tra được nhóm nghiên cứu do GS. Hong Jin-pyo, thuộc Bệnh viện Samsung Seoul, đứng đầu thực hiện từ tháng 7 tới tháng 11-2016 với 5.102 người trên 18 tuổi trên toàn Hàn Quốc, theo phương thức người được điều tra tự đưa ra đánh giá về thói quen sử dụng smartphone của bản thân.
Kết quả cho thấy tỷ suất mắc chứng nghiện smartphone trong vòng một năm đạt 5%, và theo đó khoảng 5% người trưởng thành Hàn Quốc đã từng hơn một lần gặp rối loạn về tinh thần trong vòng một năm qua.
Kết quả, cả nước Hàn Quốc như đang bị thiếu giấc ngủ, tạo lợi thế cho ngành công nghiệp kinh doanh giấc ngủ phát triển mạnh mẽ. Các chuyên gia ước tính thị trường kinh doanh này có thể lên đến 1,7 tỷ USD trong năm nay.
Kết quả, cả nước Hàn Quốc như đang bị thiếu giấc ngủ, tạo lợi thế cho ngành công nghiệp kinh doanh giấc ngủ phát triển mạnh mẽ. Các chuyên gia ước tính thị trường kinh doanh này có thể lên đến 1,7 tỷ USD trong năm nay.
Dịch vụ đắt khách nhất là những quán “healing cafe”, hay còn gọi những quán cà phê thư giãn. Tại những cơ sở kinh doanh này, người ta cung cấp ghế ngồi massage, được ngăn bằng những tấm bình phong, nghe nhạc êm dịu và các loại nước chè túi lọc có tính năng giúp tịnh tâm. Những dịch vụ này xuất hiện nhiều tại những khu phố có nhiều cửa hàng kinh doanh và văn phòng, những nơi người đi làm bị vắt kiệt sức, tranh thủ đến chợp mắt trong khoảng thời gian nghỉ trưa ngắn ngủi.
Người ta còn nhận thấy doanh thu các vật dụng có kết nối tăng vọt, như các loại vòng đeo tay đo nhịp sinh học và đưa ra những lời khuyên nhằm theo dõi tốt hơn chu kỳ giấc ngủ. Cũng tại gian hàng vật dụng có kết nối, lượng sản phẩm bán các loại mặt nạ che mắt và làm ấm đôi mắt để tạo cảm giác thư giãn, giúp khách hàng ngủ nhanh hơn đã tăng vọt đến 40% trong vòng 2 tháng đầu năm nay.