Thế nhưng, dù đã có quy định, vẫn còn nhiều hộ dân sinh sống lâu năm trên mảnh đất gia tộc, muốn có sổ đỏ nếu không chịu “chung chi” thì phải mất hàng năm trời kiện tụng. Dưới đây là những câu chuyện bất hợp lý điển hình trong vô vàn sự bức xúc của người dân!
Điểm nghẽn… cải cách hành chính?
Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM vừa thực hiện giám sát việc cấp giấy chủ quyền nhà đất tại huyện Bình Chánh - một điểm khá nóng về đất đai hiện nay - vì năm qua có đến hơn 7.300 hồ sơ bị yêu cầu bổ sung, chiếm gần 50% số hồ sơ tiếp nhận (trong khi các huyện khác như Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè chỉ chiếm 7% - 10%). Rồi, đến nay vì sao vẫn còn hàng ngàn hồ sơ của người dân huyện Bình Chánh bị “giam” cả năm qua vẫn chưa được cấp giấy CNQSHN&QSDĐ?
Theo quy định cải cách hành chính thì sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ cần bổ sung gì thì trong vòng 1 tuần cán bộ phải yêu cầu người dân nộp bổ sung. Việc hướng dẫn phải rõ ràng và chỉ một lần. Nếu sau 1 tuần cán bộ không yêu cầu bổ sung, có nghĩa là hồ sơ đã hoàn chỉnh. Thế nhưng, hàng ngàn người dân ở Bình Chánh đã nộp hồ sơ hoàn chỉnh, đã thực hiện đến khâu cuối cùng là “nộp thuế” và chỉ chờ nhận giấy CNQSHN&QSDĐ. Vậy mà, đã hơn năm qua hồ sơ vẫn bặt vô âm tính.
Ông Võ Hoàng Triều kể, hơn 1 năm trước, vào khoảng tháng 7-2016 gia đình ông xin cấp giấy cho căn nhà số D1/1C, đường Dân Công Hỏa Tuyến, ấp 4, xã Vĩnh Lộc A, Bình Chánh (do mẹ ông tạo lập từ năm 1990), biên nhận hẹn trả kết quả ngày 5-9-2016. Hồ sơ đã được duyệt, cán bộ đã yêu cầu lên nộp thuế. Ông đã nộp hơn 430 triệu đồng và chờ ngày lên nhận sổ đỏ. Thế nhưng, đến hẹn, ông lên nhận thì cán bộ huyện nói “hồ sơ chờ duyệt”, và đến giờ ông cùng hàng ngàn người dân ở Bình Chánh vẫn phải chờ mà không biết đến bao giờ nhận được. “Trong gia đình nghi kỵ nhau, bản chính đã nộp cho chính quyền nhưng người mẹ không tin con, dẫn đến xào xáo”, ông Võ Hoàng Triều than.
Trao đổi với cán bộ huyện Bình Chánh, chúng tôi được biết, những hồ sơ đó huyện đã chuyển lên Sở Tài Nguyên - Môi trường (TNMT) thành phố, chờ trả lời nhưng đến giờ vẫn chưa có kết quả! Chuyện tương tự không chỉ xảy ra ở huyện Bình Chánh, mà nhiều người dân ở quận Phú Nhuận, quận 5 và đặc biệt ở Hóc Môn cũng có hàng ngàn hồ sơ “dính” tương tự.
Điểm nghẽn… cải cách hành chính?
Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM vừa thực hiện giám sát việc cấp giấy chủ quyền nhà đất tại huyện Bình Chánh - một điểm khá nóng về đất đai hiện nay - vì năm qua có đến hơn 7.300 hồ sơ bị yêu cầu bổ sung, chiếm gần 50% số hồ sơ tiếp nhận (trong khi các huyện khác như Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè chỉ chiếm 7% - 10%). Rồi, đến nay vì sao vẫn còn hàng ngàn hồ sơ của người dân huyện Bình Chánh bị “giam” cả năm qua vẫn chưa được cấp giấy CNQSHN&QSDĐ?
Theo quy định cải cách hành chính thì sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ cần bổ sung gì thì trong vòng 1 tuần cán bộ phải yêu cầu người dân nộp bổ sung. Việc hướng dẫn phải rõ ràng và chỉ một lần. Nếu sau 1 tuần cán bộ không yêu cầu bổ sung, có nghĩa là hồ sơ đã hoàn chỉnh. Thế nhưng, hàng ngàn người dân ở Bình Chánh đã nộp hồ sơ hoàn chỉnh, đã thực hiện đến khâu cuối cùng là “nộp thuế” và chỉ chờ nhận giấy CNQSHN&QSDĐ. Vậy mà, đã hơn năm qua hồ sơ vẫn bặt vô âm tính.
Ông Võ Hoàng Triều kể, hơn 1 năm trước, vào khoảng tháng 7-2016 gia đình ông xin cấp giấy cho căn nhà số D1/1C, đường Dân Công Hỏa Tuyến, ấp 4, xã Vĩnh Lộc A, Bình Chánh (do mẹ ông tạo lập từ năm 1990), biên nhận hẹn trả kết quả ngày 5-9-2016. Hồ sơ đã được duyệt, cán bộ đã yêu cầu lên nộp thuế. Ông đã nộp hơn 430 triệu đồng và chờ ngày lên nhận sổ đỏ. Thế nhưng, đến hẹn, ông lên nhận thì cán bộ huyện nói “hồ sơ chờ duyệt”, và đến giờ ông cùng hàng ngàn người dân ở Bình Chánh vẫn phải chờ mà không biết đến bao giờ nhận được. “Trong gia đình nghi kỵ nhau, bản chính đã nộp cho chính quyền nhưng người mẹ không tin con, dẫn đến xào xáo”, ông Võ Hoàng Triều than.
Trao đổi với cán bộ huyện Bình Chánh, chúng tôi được biết, những hồ sơ đó huyện đã chuyển lên Sở Tài Nguyên - Môi trường (TNMT) thành phố, chờ trả lời nhưng đến giờ vẫn chưa có kết quả! Chuyện tương tự không chỉ xảy ra ở huyện Bình Chánh, mà nhiều người dân ở quận Phú Nhuận, quận 5 và đặc biệt ở Hóc Môn cũng có hàng ngàn hồ sơ “dính” tương tự.
Một hộ ở quận 5 cũng đã nộp thuế gần 500 triệu nhưng chờ nhiều tháng trời vẫn không có được giấy chứng nhận. Điều lạ là, Sở TNMT chuyên quản lý về đất đai, lẽ ra phải tạo điều kiện cho dân thì hồ sơ của dân bị “ách” lại chính là chỗ sở!
Khổ vì “cái giấy chứng nhận”
Ông Đào Ngọc Lâm và một số hộ dân ở phường Long Bình, quận 9 đã 5 năm mòn mỏi vì… xin sổ đỏ. 1.400m2 đất vườn (được sang nhượng giấy tay từ người khác) gia đình ông Lâm đã rào lại sinh sống từ nhiều năm qua. Đến khi xin cấp giấy chứng nhận thì UBND quận 9 trả lời nguồn gốc đất đó là đất hoang, mà đất hoang phải do phường quản lý - dù đã bị người khác lấn chiếm, bán cho gia đình ông ở ổn định, đóng thuế đầy đủ hơn chục năm. Vì vậy, quận từ chối cấp giấy chứng nhận cho ông.
Khổ vì “cái giấy chứng nhận”
Ông Đào Ngọc Lâm và một số hộ dân ở phường Long Bình, quận 9 đã 5 năm mòn mỏi vì… xin sổ đỏ. 1.400m2 đất vườn (được sang nhượng giấy tay từ người khác) gia đình ông Lâm đã rào lại sinh sống từ nhiều năm qua. Đến khi xin cấp giấy chứng nhận thì UBND quận 9 trả lời nguồn gốc đất đó là đất hoang, mà đất hoang phải do phường quản lý - dù đã bị người khác lấn chiếm, bán cho gia đình ông ở ổn định, đóng thuế đầy đủ hơn chục năm. Vì vậy, quận từ chối cấp giấy chứng nhận cho ông.
Mặc dù tại Công văn 3356/UBND-ĐTMT năm 2013, UBND TP nói rõ “đất lấn chiếm nhưng người dân sử dụng ổn định từ trước 1-7-2004 mà không có tranh chấp, khiếu nại thì cấp giấy chứng nhận và thu tiền sử dụng đất”. Thế nhưng, quận vẫn từ chối cấp với lý do “các hộ dân không cung cấp được giấy tờ chứng minh quá trình sử dụng đất ổn định”. Giấy tờ chứng minh là gì thì quận không nói rõ (dù ông có giấy sang nhượng và thực tế sinh sống nơi này). Thế là hồ sơ rơi vào… bế tắc!
Cũng gian nan vì cái sổ đỏ, trường hợp của ông Hoàng Công Nhu còn “ngộ” hơn, vì ông mua nhà do Chi cục Thi hành án quận 2 bán đấu giá nhưng vẫn không làm được giấy tờ. Căn nhà 16/1 đường số 21 khu phố 3 phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 đã có sổ hồng, trong đó Chi cục Thi hành án bán luôn phần xây dựng vượt phép (vẫn nằm trong khuôn viên đất). Đến khi sang tên, UBND quận yêu cầu ông phải có xác nhận của UBND phường là nhà được tạo lập trước 1-7-2016.
Cũng gian nan vì cái sổ đỏ, trường hợp của ông Hoàng Công Nhu còn “ngộ” hơn, vì ông mua nhà do Chi cục Thi hành án quận 2 bán đấu giá nhưng vẫn không làm được giấy tờ. Căn nhà 16/1 đường số 21 khu phố 3 phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 đã có sổ hồng, trong đó Chi cục Thi hành án bán luôn phần xây dựng vượt phép (vẫn nằm trong khuôn viên đất). Đến khi sang tên, UBND quận yêu cầu ông phải có xác nhận của UBND phường là nhà được tạo lập trước 1-7-2016.
Rồi hồ sơ buộc phải có bản vẽ hiện trạng nhà, nên ông Nhu thuê công ty đo đạc vẽ từ tháng 4 nhưng đến giờ Phòng Quản lý Đô thị quận 2 cũng không cung cấp thông tin lộ giới khiến hồ sơ bị ách. Dù Chính phủ đã thực hiện liên thông đến cấp “một cửa quốc gia” ở các bộ ngành, thế nhưng tại quận 2, dân phải xuống phường ký xác nhận, rồi các phòng trong cùng một quận nhưng giấy tờ trao đổi đến 3 tháng chưa thông!
Pháp luật hiện nay quy định về cấp sổ đỏ rất đơn giản, tên nơi tiếp nhận là “Văn phòng Đăng ký đất đai” nhưng thực tế người dân phải mỏi mòn “xin”.
Pháp luật hiện nay quy định về cấp sổ đỏ rất đơn giản, tên nơi tiếp nhận là “Văn phòng Đăng ký đất đai” nhưng thực tế người dân phải mỏi mòn “xin”.
Ông Nguyễn Duy Thức ở 1/5C khu phố 3, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12 kể, năm 1998, Công ty Hiệp Tân được UBND quận 12 và TP cho phép thực hiện dự án phân lô hộ lẻ ở Ngã Ba Bầu, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12. Nhiều người dân mua nền đã xây nhà. Thế nhưng trong đó chỉ có 40 căn được cấp phép (năm 2003), còn những hộ khác thì chờ đến giờ đã gần 15 năm...
Tương tự, ông Lê Phúc Tăng cho biết ở tổ 5, khu phố 3, phường Đông Hưng Thuận, quận 12 có dự án bị chủ đầu tư làm sai quy hoạch bán cho dân, để giờ bà con không làm được giấy tờ, còn một số hộ đã hơn chục năm qua không được phép xây nhà. Trong khi chủ đầu tư làm sai, không bị xử lý…