Hạnh phúc thường được hiểu là có đủ tiền để chi trả cho nhu cầu và mong muốn của bản thân, giúp một người có cuộc sống tương đối hạnh phúc và thoải mái. Những nghiên cứu gần đây cho thấy khi thu nhập tăng lên, cảm giác hạnh phúc cũng gia tăng.
Tuy nhiên, hạnh phúc không chỉ có vậy. Mức độ hạnh phúc không chỉ phụ thuộc vào an ninh tài chính mà còn ở những khía cạnh rộng hơn như sự hỗ trợ về mặt xã hội, sự tự do cá nhân, v.v.
Bản đồ dưới đây thể hiện chỉ số hạnh phúc của 149 quốc gia, vùng lãnh thổ từ Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2021 với khảo sát được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2018-2020. Tiêu chí để xác định “điểm hạnh phúc” của các quốc gia, vùng lãnh thổ bao gồm sức khỏe (tuổi thọ), sự giàu có (GDP đầu người), sự hỗ trợ về mặt xã hội, sự tự do đưa ra các lựa chọn trong cuộc sống, sự hào phóng, nhận thức về tình trạng tham nhũng, những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực (trải nghiệm cảm xúc gần đây).
Năm nay, thước đo ảnh hưởng tiêu cực tập trung chủ yếu vào tác động của đại dịch đến mức độ hạnh phúc, như làm gia tăng những rủi ro về sức khỏe tinh thần. Ngoài ra, các chỉ số cũng khác nhau tùy thuộc vào phản ứng khác nhau của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đối với cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng này.
Trên toàn cầu, điểm hạnh phúc trung bình là 5,5, cải thiện nhẹ so với Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2020. Phần Lan tiếp tục là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới với điểm hạnh phúc đạt 7,8.
Năm nay, Việt Nam xếp thứ 79 trong danh sách với 5,4 điểm, tăng 4 bậc so với năm trước.