- Ông nhìn nhận thế nào về TTCK Việt Nam từ đầu năm đến nay?
- Tính đến ngày 31-5-2021, chỉ số VN-Index đạt 1.328,05 điểm, tăng 7,2% so với cuối tháng trước và tăng 20,3% so với cuối năm 2020. Chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 317,85 điểm, tăng 12,8% so với cuối tháng trước và tăng 56,5% so với cuối năm 2020.
Về quy mô giao dịch, trong tháng 5-2021, giá trị giao dịch bình quân đạt 26.178 tỷ đồng/phiên, tăng 16% so với tháng kế trước. Tính chung từ đầu năm đến nay, giá trị giao dịch bình quân đạt 21.214 tỷ đồng/phiên, tăng 185,9% so với bình quân năm trước.
Tính đến cuối tháng 5-2021, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 6.440.000 tỷ đồng, tăng 21,7% so với cuối năm 2020, tương đương 102,3% GDP.
Cùng với thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu chính phủ, thị trường phái sinh cũng ghi nhận diễn biến rất tích cực. Từ đầu năm đến nay, giá trị giao dịch bình quân trái phiếu chính phủ đạt 11.574 tỷ đồng/phiên, tăng 11,4% so với năm 2020. Còn trên TTCK phái sinh, tính chung từ đầu năm đến nay, khối lượng giao dịch bình quân đạt 182.654 hợp đồng/phiên, tăng 16% so với bình quân năm trước.
TTCK hấp dẫn đã thu hút sự tham gia mạnh mẽ của nhà đầu tư mới. Trong tháng 5, nhà đầu tư trong nước đã mở mới 113.674 tài khoản chứng khoán – đây là con số mở mới kỷ lục từ trước tới nay. Lũy kế 5 tháng đầu năm, nhà đầu tư trong nước mở mới 480.490 tài khoản chứng khoán, vượt 20% số lượng tài khoản mở mới trong cả năm 2020.
Tới cuối tháng 5, số tài khoản chứng khoán trên thị trường Việt Nam ở mức hơn 3,25 triệu tài khoản, tương đương 3,2% tổng dân số.
Nhờ đà tăng trưởng như vậy, TTCK Việt Nam tiếp tục nằm trong Top thị trường có mức tăng trưởng tốt nhất khu vực và thế giới trong 5 tháng đầu năm.
Đầu tiên là đại dịch Covid-19 kéo dài trên toàn cầu, sẽ vẫn là nguy cơ lớn nhất. Vì vậy, diễn biến của TTCK về trung và dài hạn phụ thuộc vào khả năng kiểm soát dịch bệnh trên thế giới và Việt Nam, cũng như mức độ hồi phục của nền kinh tế trong nước, quốc tế. Ngoài ra, mặt bằng giá chứng khoán đã lên cao cũng tạo ra những rủi ro khi thị trường điều chỉnh.
- Đúng là đến thời điểm này chúng ta sẽ không còn quá bất ngờ với những phiên thanh khoản “tỷ USD”. Dòng tiền vào TTCK bằng nhiều kênh khác nhau, và chủ yếu đến từ dòng tiền của nhà đầu tư trong nước. Đó là do kỳ vọng tăng trưởng kinh tế vĩ mô, công tác phòng chống dịch hiệu quả, mặt bằng lãi suất thấp, nhiều kênh đầu tư kém hấp dẫn hơn… là những nguyên nhân chính giúp dòng tiền tìm đến với TTCK thời gian qua.
Tuy vậy theo thống kê, dư nợ margin đã liên tục tăng trong thời gian qua. Tính tới thời điểm ngày 31-5-2021, dư nợ margin toàn thị trường đã đạt 112.100 tỷ đồng, tăng 31.200 tỷ đồng so với cuối năm 2020 và tăng 10.700 tỷ đồng so với cuối quý I-2021. Và đúng là thời gian gần đây, một số CTCK đã có dấu hiệu cho vay margin chạm trần (không gấp 2 lần vốn chủ sở hữu).
Chúng tôi cho rằng, việc thị trường tăng trưởng mạnh nên dư nợ margin tăng cũng là điều dễ lý giải. Nhiều CTCK cũng đã chủ động và đang triển khai kế hoạch tăng vốn điều lệ, phát hành tăng vốn để có nguồn phục vụ như cầu cho vay thời gian tới.
Hiện nay mặc dù dư nợ margin vẫn trong khả năng kiểm soát, tuy nhiên việc con số này tăng liên tục và dự báo sẽ còn tăng nữa thì đúng là cần tăng cường thanh tra, giám sát để đảm bảo việc cho vay margin là đúng pháp luật, an toàn cho CTCK và an toàn bền vững cho dòng tiền trên TTCK.
Trên thực tế, ngày 28-5-2021, UBCKNN cũng đã có văn bản gửi các CTCK để rà roát, củng cố hoạt động trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Theo đó, cơ quan quản lý yêu cầu các CTCK tuyệt đối “thượng tôn pháp luật”, tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật chứng khoán và các quy định pháp luật liên quan.
- Một vấn đề được nhiều nhà đầu tư quan tâm trong thời gian qua, đó là việc xử lý nghẽn lệnh trên HoSE. Ông có thể cho biết cụ thể hơn về vấn đề này?
- Hệ thống giao dịch trên HoSE đã xảy ra từ cuối năm 2020, và đến nay vẫn là một vấn đề quan trọng được toàn ngành đặc biệt quan tâm. Trong những phiên cuối tháng 5 đầu tháng 6, khi thanh khoản và lượng lệnh vào thị trường tăng đột biến, đã khiến hiện tượng nghẽn lệnh tái diễn, thậm chí xuất hiện rủi ro lớn đối với hệ thống giao dịch buộc HoSE phải chủ động ngừng giao dịch phiên chiều 1-6 để đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống.
Đến nay dù hệ thống đã trở lại hoạt động bình thường. Song HoSE và các đơn vị liên quan cũng đã tích cực triển khai đồng thời hệ thống giao dịch phối hợp với FPT và hệ thống công nghệ thông tin cho toàn thị trường KRX.
Đây là công tác được Bộ Tài chính đặc biệt quan tâm và Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cũng đã có chỉ đạo quyết liệt.
- Xin cảm ơn ông