Dow đóng cửa cao hơn 650 điểm
Kết phiên, chỉ số Dow Jones nhảy vọt 654,27 điểm, tương đương 1,64%, đóng cửa ở mức 40.589,34. Chỉ số S&P 500 tiến 1,11% lên 5.459,10, trong khi Nasdaq Composite nhích 1,03% được 17.357,88.
Các động thái diễn ra ngày thứ Sáu xuất phát từ sự kết hợp của tâm lý bán quá mức trước, báo cáo GDP mạnh hơn dự kiến vào hôm thứ Năm và quan điểm cho rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất do khả năng phục hồi kinh tế tích cực, theo Sam Stovall của CFRA Research cho biết.
“Báo cáo PCE ôn hòa hôm nay đã giúp trấn an thị trường. Với đợt thoái lui này, squá trình luân chuyển của dòng tiền vẫn tiếp tục diễn ra”, ông nói thêm.
Các nhà đầu tư tiếp tục chuyển hướng sang các lĩnh vực theo chu kỳ của thị trường và các công ty vốn hóa nhỏ, với Russell 2000 tăng 1,67%. Cổ phiếu nhóm công nghiệp và vật liệu tăng trưởng, nâng các lĩnh vực S&P tương ứng lên khoảng 1,7%. Cổ phiếu 3M tăng vọt 23%, dẫn đầu lĩnh vực công nghiệp đi lên. Cổ phiếu này đã ghi nhận phiên tăng tốt nhất kể từ ít nhất năm 1972.
Trong khi đó, một số ông lớn ngành công nghệ đã gặp khó khăn trong đợt bán tháo tuần này đã hồi phục, với Microsoft và Amazon đều tăng hơn 1%. Meta Platforms thêm gần 3%. Lĩnh vực công nghệ thông tin của S&P tăng khoảng 1%.
Phố Wall cũng báo cáo chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân của tháng 6, một chỉ số lạm phát được các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương ưa chuộng. Theo đó, PCE tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước. Con số này phù hợp với ước tính của các nhà kinh tế được Dow Jones thăm dò trước đó.
Tin tức lạm phát tích cực này cũng đã nâng cao hy vọng của các nhà đầu tư về việc cắt giảm lãi suất nhiều hơn trong năm nay, với thị trường tương lai quỹ liên bang định giá các đợt cắt giảm vào tháng 9, tháng 11 và tháng 12.
“Các con số đã trở nên ôn hòa hơn”, Ken Mahoney, Chủ tịch Mahoney Asset Management cho biết.
Phố Wall kết thúc một tuần đầy biến động. S&P 500 giảm 0,8%, trong khi Nasdaq mất 2,1%. Cả hai chỉ số đều ghi nhận mức lỗ hàng tuần liên tiếp lần đầu tiên kể từ tháng 4. Dow Jones vượt trội hơn, tăng 0,8% và ghi nhận tuần tăng thứ tư liên tiếp lần đầu tiên kể từ tháng 5. Động thái này diễn ra khi các nhà đầu tư dường như tham gia vào quá trình luân chuyển sang các cổ phiếu vốn hóa nhỏ và theo chu kỳ.
Trong một tin tức khác, nhà sản xuất thiết bị y tế Dexcom đã giảm 41% sau khi công bố kết quả tài chính cả năm đáng thất vọng. Trong khi, công ty giày dép Deckers đã báo cáo thu nhập và doanh thu quý đầu tiên vượt quá kỳ vọng của các nhà phân tích, giúp cổ phiếu tăng 6%.
Lo ngại về nhu cầu của Trung Quốc
Nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng với tốc độ 2,8% trong quý 2, mạnh hơn nhiều so với dự kiến. Nhưng nhập khẩu dầu vào Trung Quốc đã bốc hơi 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 6 và nhập khẩu sản phẩm tinh chế đã giảm 32% trong cùng kỳ, theo dữ liệu hải quan. Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.
Khép phiên, hợp đồng dầu thô West Texas Intermediate giảm 1,12 đô, tương đương 1,43%, còn 77,16 đô la/thùng. Tính đến nay, dầu của Hoa Kỳ đã tăng 7,7%.
Còn hợp đồng Brent giảm giảm 1,24 đô la, tương đương 1,51%, còn 81,13 đô la/thùng. Tính đến nay, giá dầu Brent toàn cầu đã tăng 5,3%.
Việc cắt giảm lãi suất bất ngờ ở Trung Quốc đã làm dấy lên lo ngại rằng Bắc Kinh đang phải vật lộn để thổi luồng sinh khí mới vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã thực hiện cắt giảm lãi suất bất ngờ vào thứ Hai, sau đó là cắt giảm lãi suất cho vay trung hạn vào thứ Năm.
“Những động thái tháo hoảng loạn đang làm gia tăng lo ngại rằng nhu cầu năng lượng của Trung Quốc có thể sẽ còn kéo dài hơn dự kiến trong tương lai”, Bob Yawger, giám đốc điều hành tại Mizuho Securities cho biết.