Cụ thể, công nghệ này sử dụng CO2 và nước làm thực phẩm, ánh sáng mặt trời làm nguồn năng lượng. Nhưng thay vì phải có cây lá quang hợp, hệ thống sử dụng một loại pin mặt trời đặc biệt để hấp thụ ánh sáng tự nhiên và truyền điện cho một bể chứa CO2 hòa tan trong nước. Chất xúc tác thúc đẩy sự biến đổi hóa học khí CO2 tạo ra oxy.
Ông Matthias May, nhà vật lý học tại Viện nhiên liệu Mặt trời HZB tại Berlin, đã nói rằng: “Sự khác biệt lớn là chúng tôi sử dụng vật liệu vô cơ và nhân tạo, điều này cho phép hiệu quả chuyển đổi cao hơn. Những cây nhân tạo này có thể được lắp đặt trong sa mạc, ngay cả ở những môi trường khắc nghiệt nơi không có cây cối hay trang trại để hấp thụ được CO2”.
Một khu vực có kích thước gần bằng Hawaii được bao phủ bởi rừng nhân tạo sẽ hấp thụ lượng lớn khí carbon của các nhà máy lớn ở Châu Âu thải ra.
Tuy nhiên, hiện công nghệ này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và giá thành sản xuất khá đắt.