Ông Nguyễn Ngọc Trân, Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây, cho biết, nằm ngay dưới chân núi sạt lở tại trung tâm huyện Sơn Tây, thuộc xã Sơn Mùa, là 3 trụ sở cơ quan, gồm Phòng Tài chính, Liên đoàn Lao động, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp và 1 khu tập thể, với tất cả 43 cán bộ, nhân viên.
Trước đó, vào năm 2019 và 2022, khu vực núi này đã xảy ra tình trạng sạt lở, vùi lấp một phần tường, sân của các cơ quan trên.
Hiện nay, các vết nứt núi đang tiếp tục kéo dài, lan rộng dọc theo sườn núi. Trong đó, Liên đoàn Lao động huyện Sơn Tây bị đe dọa cao nhất vì khu vực nứt núi nằm ngay phía trên, gần nhất với trụ sở.
Vết nứt dọc trên núi sau khu hành chính của huyện Sơn Tây
Theo Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây, để đảm bảo an toàn cho cán bộ, nhân viên và người dân khi đến làm việc tại các cơ quan nêu trên, đặc biệt là khi trời mưa lớn, phương án tạm thời và trước mắt, là yêu cầu đóng cửa toàn bộ và chuyển sang nơi làm việc tạm ở nơi khác.
Ông Trần Minh Tuấn, Giám đốc BQL dự án đầu tư huyện Sơn Tây, cho biết, với thực tế hiện nay của khu vực núi này, nếu thực hiện giải pháp làm tường, rào chắn…. thì cần kinh phí rất lớn, nhưng cũng không thể đảm bảo chắc chắn được. BQL dự án sẽ tính toán, tham mưu cho huyện đưa ra phương án xử lý phù hợp nhất.
>>Cận cảnh sườn núi nứt toác, đe dọa 4 công trình của huyện Sơn Tây:
Toàn cảnh khu hành chính của huyện Sơn Tây tại xã Sơn Mùa dưới chân núi
Khu vực núi đã từng xảy ra sạt lở và nguy cơ tái diễn dù huyện đã thực hiện kè chống sạt lở bằng rọ đá
Những khu vực đã sạt lở đang đe dọa an toàn công trình
Nhìn từ trên điểm sạt lở xuống là khu vực cơ quan hành chính của huyện Sơn Tây
Đất đá từ trên núi chực chờ đổ sập
Một tường rào bị vùi lấp do sạt lở những năm trước
Đất trượt xuống các khu vực kè rọ đá
Dấu vết sạt lở của những năm trước dưới chân tường các cơ quan