Và khi điện khí hóa lỏng (LNG) được kỳ vọng làm nên cuộc cách mạng về năng lượng, nhưng “biến số” với nhiều rủi ro về nhiên liệu lẫn giá thành cùng với công nghệ hydrogen hiện vẫn đang là “ẩn số”.
“Biến số” LNG
Điện khí LNG được đề cập phát triển tại Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, nhưng phải tới khi các cam kết giảm phát khí thải về 0 vào 2050 của Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra tại Hội nghị COP26, bài toán phát triển loại năng lượng này mới được định hình rõ nét.
Điện khí LNG được đề cập phát triển tại Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, nhưng phải tới khi các cam kết giảm phát khí thải về 0 vào 2050 của Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra tại Hội nghị COP26, bài toán phát triển loại năng lượng này mới được định hình rõ nét.
Dự thảo Quy hoạch Điện VIII đưa ra mục tiêu chuyển đổi 18GW điện than vào năm 2030, được thay thế bằng 14GW điện khí LNG và 12-15GW nguồn năng lượng tái tạo. Tức tới 2030 sẽ phát triển 23.900MW điện khí, tương đương tỷ trọng 16,4% cơ cấu nguồn điện.
Trong số này 7.900MW đã có trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh và chỉ phát triển thêm mới khoảng 6.000MW tới năm 2030, tập trung chủ yếu ở miền Bắc để đảm bảo nguồn điện chạy nền cho khu vực này.
Song với cơ cấu nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương tính toán giá LNG tăng 10% sẽ làm chi phí sản xuất điện trung bình hệ thống tăng 1,1-1,5%. Nếu giá LNG tăng lên 16,5USD/MMBTU (1 triệu BTU), tức tăng 40%, giá điện sản xuất bình quân sẽ tăng gần 6% so với giá cơ sở tính toán trong Quy hoạch điện VIII.
Giới phân tích nhận định, có nhiều biến số cho phát triển điện khí LNG ở Việt Nam, khi phải đối mặt với nhiều thách thức về chính sách, nguồn vốn và thị trường, mà phần nhiều trong số này rất khó giải quyết.
Đầu tiên là nguồn cung và giá LNG hoàn toàn phụ thuộc nhập khẩu. Trong khi đó, giá loại nhiên liệu này đã tăng rất mạnh thời gian qua, gấp 3 lần trong vòng 1 năm, từ 8,21USD/1 triệu BTU hồi tháng 1-2021 lên 24,71USD vào năm nay. Đặc biệt, xung đột Nga - Ukraine đã khiến giá LNG trên thị trường thế giới vượt ngoài mọi dự đoán trước đó.
Thứ hai, giá LNG nhập khẩu cao là trở ngại khi ký các hợp đồng mua bán điện (PPA) giữa chủ đầu tư và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) do phải mua đắt bán rẻ. Theo đó, đàm phán giá mua điện tại hợp đồng mua bán điện (PPA) là khâu khó nhất với dự án LNG muốn tới đích, khi phải tuân thủ các quy định trên cơ sở tính sản lượng bán ra hàng năm, dòng tiền thu về, chi phí đầu tư.
Hiện khoảng 50% dự án điện khí đề xuất nghiên cứu, xây dựng và tiến hành thi công một số hạng mục hạ tầng của dự án (bồn chứa, đường ống dẫn khí, cảng nhập khẩu khí...) chưa khởi công chính thức, bởi chưa hoàn tất các đàm phán liên quan tới hợp đồng PPA.
Đơn cử, dự án điện khí Bạc Liêu do Delta Offshore Energy (DOE, Singapore) rót vốn, đã được phê duyệt vào Quy hoạch điện VII và nhận quyết định chủ trương đầu tư. Quá trình đàm phán, DOE yêu cầu EVN cam kết về bao tiêu sản lượng điện trong hợp đồng. DOE còn đưa ra các điều kiện về bảo đảm thanh toán, như cho phép họ tiếp cận nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia để thanh toán các nghĩa vụ trả nợ, nhập khẩu nhiên liệu…
Trong khi đó, các nhà đầu tư khác cho biết Luật Đầu tư theo đối tác công tư (PPP) đã bãi bỏ bảo lãnh thực hiện hợp đồng từ phía Chính phủ cho các doanh nghiệp, bãi bỏ cam kết chuyển đổi ngoại tệ của Chính phủ cho các dự án. Việc này khiến họ khó huy động vốn, rủi ro về dòng tiền nếu trường hợp bất trắc xảy ra.
“Ẩn số” hydrogen
Tại cuộc hội thảo giữa Bộ Công Thương phối hợp với Bộ KH-ĐT tổ chức mới đây để đánh giá về nguồn lực đầu tư cho năng lượng sạch, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An, tiết lộ công nghệ hydrogen (pin nhiên liệu) là “con át chủ bài” được Việt Nam kỳ vọng nhiều nhất trong Quy hoạch Điện VIII.
“Ẩn số” hydrogen
Tại cuộc hội thảo giữa Bộ Công Thương phối hợp với Bộ KH-ĐT tổ chức mới đây để đánh giá về nguồn lực đầu tư cho năng lượng sạch, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An, tiết lộ công nghệ hydrogen (pin nhiên liệu) là “con át chủ bài” được Việt Nam kỳ vọng nhiều nhất trong Quy hoạch Điện VIII.
Theo Thứ trưởng Đặng Hoàng An tính toán, từ năm 2030 trở đi, với sản lượng đạt khoảng 3,3 triệu tấn hydrogen, Việt Nam có thể đáp ứng được 70% nhu cầu tiêu thụ điện trong nước và làm chủ hoàn toàn về an ninh năng lượng, trong khi vẫn đảm bảo được những cam kết về giảm thải carbon tại COP26.
Điểm mấu chốt ở đây là công nghệ và giá thành. Hiện nay công nghệ này mới được một số quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… tập trung nghiên cứu và khai thác, chưa được phổ biến rộng rãi theo hình thức thương mại, nên giá thành đang rất cao.
“Chúng ta đang đàm phán với các đối tác, đề nghị họ có thể chuyển giao công nghệ này. Tuy nhiên sẽ không dễ dàng, nhưng chúng ta phải cố gắng bởi chỉ có các nước phát triển mới đủ nguồn lực để nghiên cứu, triển khai công nghệ này. Công nghệ hydrogel đến nay vẫn là ẩn số, nhưng khi được hiện thực hóa nó sẽ là công nghệ làm nên cuộc cách mạng về ngành điện trong khoảng chục năm tới” - ông An nhận định.
Việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo đang đòi hỏi phải xử lý nhiều hạn chế nảy sinh, như sự ổn định và an toàn của hệ thống điện, sự “vênh” nhau giữa các nguồn điện xoay chiều (AC) và 1 chiều (DC), yêu cầu sử dụng điện và lưu trữ năng lượng, cung cấp nhiên liệu sạch; cung cấp điện và cung cấp nhiệt (nước nóng)… Những vấn đề “hóc búa” này sẽ được giải quyết bằng việc sử dụng nguồn năng lượng hydrogen để chuyển dịch hệ thống năng lượng từ hóa thạch (bẩn) sang tái tạo (sạch), từ tái tạo có mức độ sang tái tạo không giới hạn, từ sạch sang sạch hơn.
Hiện tại, một số nước đã tận dụng công suất dư thừa của điện hạt nhân và của thủy điện để điện phân nước (H2O) thành nhiên liệu hydrogen (H2). Như vậy, việc tận dụng công suất phát điện dự phòng để sản xuất hydrogen là giải pháp quan trọng nhằm tiếp tục phát triển thêm các nguồn điện mặt trời và điện gió.
Các chuyên gia nhận định, giá nhiên liệu hydrogen trong tương lai sẽ ngày càng giảm nhờ các công nghệ điện phân, công nghệ pin nhiên liệu sẽ ngày càng được hoàn thiện và chi phí bảo quản và chi phí vận chuyển được dự báo tương đối cạnh tranh.
Giá LNG hoàn toàn phụ thuộc nhập khẩu, trong khi giá nhiên liệu này đã tăng rất mạnh thời gian qua, gấp 3 lần trong vòng 1 năm. Công nghệ hydrogen được một số quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… tập trung nghiên cứu và khai thác, chưa được phổ biến rộng rãi theo hình thức thương mại, nên giá thành đang rất cao. |