Saudi Arabia có thể phá sản trong 5 năm tới

Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất Thế giới sẽ "cạn tiền" trong vòng 5 năm tới, nếu không giảm được mức thâm hụt ngân sách, dự kiến lên tới khoảng 20% trong năm 2015.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất Thế giới sẽ "cạn tiền" trong vòng 5 năm tới, nếu không giảm được mức thâm hụt ngân sách, dự kiến lên tới khoảng 20% trong năm 2015.

Chính phủ Saudi Arabia đang lên kế hoạch cắt giảm chi tiêu, trong nỗ lực nhằm giảm thâm hụt ngân sách của nước này, do tác động của giá dầu thô sụt giảm thời gian qua.

Trong khi đó quan chức nước này một mực khẳng định nền kinh tế Saudi Arabia đủ mạnh để thích nghi với những thay đổi đột biến về giá dầu, như đã từng trải qua nhiều lần trong quá khứ, những thời điểm kinh tế nước này còn chịu sức ép lớn hơn bây giờ

Tuy nhiên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lại không đồng tình với quan điểm trên. IMF cho rằng các biện pháp mà Saudi Arabia đưa ra là không đủ để giúp củng cố nền kinh tế nước này trong trung hạn.

IMF ước tính mức thâm hụt ngân sách của Saudi Arabia trong năm nay sẽ tăng lên mức hơn 20%. Cứ theo đà hiện tại, thâm hụt ngân sách quá lớn có thể khiến Chính phủ Saudi Arabia phá sản trong vòng 5 năm tới.

Chuyên gia kinh tế David Butter cho biết nếu Saudi Arabia không thể tìm thêm nguồn thu ổn định ngoài dầu mỏ trong vòng 10 năm tới, kinh tế nước này sẽ gặp khó khăn lớn.

Saudi Arabia là nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Thu nhập từ dầu thô hiện chiếm tới 80% tổng thu nhập nền kinh tế Saudi Arabia. Giá dầu thô giảm khiến chính phủ nước này lần đầu tiên phải phát hành trái phiếu, kể từ năm 2007.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, sở dĩ nền kinh tế Saudi Arabia còn trụ vững được thời gian qua là do hàng trăm tỷ USD thu được trong giai đoạn giá dầu tăng cao, khoảng hơn một thập kỷ vừa qua.

Các tin khác