Sớm di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm

Theo ông Cát, trong khuôn viên khoảng 4ha của CTCP Xây lắp III Petrolimex nhiều cơ sở thuê mặt bằng sản xuất, như cán sắt thép, đúc khuôn mẫu, thậm chí sản lậu khiến môi trường sống của khu dân cư liền kề ngột ngạt khói bụi, tiếng ồn. Người dân đã phản ánh lên công ty và chính quyền địa phương 3-4 năm nhưng mọi việc đâu lại vào đấy. Điều đáng nói, khu đất trên được được quy hoạch làm khu dân cư và công viên do CTCP Xây lắp III Petrolimex làm chủ đầu tư.

Ông Ng. V. Cát (ngụ tại 356/10/12, tỉnh lộ 10, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TPHCM) phản ánh tình trạng hàng trăm cơ sở sản xuất nằm trong khuôn viên của chi nhánh CTCP Xây lắp III  Petrolimex (356/5 tỉnh lộ 10, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân) gây ô nhiễm môi trường từ nhiều năm nay.

Theo ông Cát, trong khuôn viên khoảng 4ha của CTCP Xây lắp III Petrolimex nhiều cơ sở thuê mặt bằng sản xuất, như cán sắt thép, đúc khuôn mẫu, thậm chí sản lậu khiến môi trường sống của khu dân cư liền kề ngột ngạt khói bụi, tiếng ồn. Người dân đã phản ánh lên công ty và chính quyền địa phương 3-4 năm nhưng mọi việc đâu lại vào đấy. Điều đáng nói, khu đất trên được được quy hoạch làm khu dân cư và công viên do CTCP Xây lắp III Petrolimex làm chủ đầu tư.

Về phản ánh của người dân, ông Nguyễn Đình Thiều, Giám đốc chi nhánh CTCP Xây lắp III Petrolimex, xác nhận công ty đang cho hơn 50 cơ sở sản xuất, gia công sắt thép, kẽm, nhôm thuê mặt bằng hoạt động. Họ không gây ô nhiễm môi trường đáng kể chỉ gây ra mùi khét khó chịu.

Tháng 6 tới cơ quan môi trường sẽ đến kiểm tra. Ông Thiều cũng cho biết khu đất này cho thuê trong thời gian chờ phê duyệt dự án xây dựng khu dân cư. Không riêng gì các cơ sở kể trên, tại quận Bình Tân đang tồn tại hàng trăm cơ sở sản xuất gây ô nhiễm khác. Tại buổi giám sát công tác di dời cơ sở gây ô nhiễm trên địa bàn quận Bình Tân do Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TPHCM chủ trì mới đây, UBND quận Bình Tân cho biết toàn quận có 164 cơ sở sản xuất thuộc các ngành nghề nhuộm, giặt tẩy, xi mạ...

Đầu năm 2014, qua kiểm tra 42 cơ sở, cơ quan chuyên ngành đã xử phạt 15 đơn vị vi phạm. Một số địa bàn có cơ sở sản xuất gây ô nhiễm đã tiến hành cưỡng chế, tuy nhiên sau một thời gian lại phát sinh. Tương tự, tại khu phố 4 và 5 (phường Đông Hưng Thuận, quận 12), việc chậm trễ di dời 20 cơ sở ô nhiễm (dệt, nhuộm) hàng chục năm qua khiến hàng trăm hộ dân sống tại đây hết sức khổ sở. Chính quyền địa phương nêu lý do chậm xử lý, di dời do chưa có cụm công nghiệp hay khu công nghiệp nào tiếp nhận.

Trong khi đó, Gò Vấp hay quận 9 từng nổi lên là địa bàn tràn ngập cơ sở sản xuất gây ô nhiễm như lò nung gạch, dệt, nhuộn, lò giết mổ gia súc… nhưng bằng quyết tâm cao và giải pháp linh hoạt, chính quyền địa phương đã cơ bản đẩy lùi vấn nạn này. UBND quận Gò Vấp cho biết đến nay 73 doanh nghiệp gây ô nhiễm đã di dời vào các khu công nghiệp ở Long An, Bình Dương hoặc chuyển đổi ngành nghề kinh doanh, đạt tỷ lệ 100%.

Các tin khác