S&P 500 ghi nhận tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 3/2023; Dầu sụt giảm trước lệnh cấm cung cấp của Nga

(ĐTTCO) - Chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm điểm vào thứ Sáu (22/ 9), khép lại một tuần đầy khó khăn đối với thị trường. Giá dầu giảm trong tuần qua do mối lo ngại về nguồn cung xuất phát từ lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu của Nga.
S&P 500 ghi nhận tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 3/2023; Dầu sụt giảm trước lệnh cấm cung cấp của Nga

Dow giảm 100 điểm

Khép phiên, chỉ số Dow Jones sụt 106.58 điểm, tương đương 0.31%, xuống 33,963.84 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 0,23% còn 4,320.06 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite mất 0.09% xuống 13,211.81 điểm.

Cổ phiếu Ford tiến 1.9% sau khi CNBC đưa tin rằng tập đoàn khổng lồ ngành ô tô đang đạt được tiến triển trongcác cuộc đàm phán với liên đoàn công nhân United Auto Workers đang đình công. Cổ phiếu Stellantis cũng tăngnhẹ, còn cổ phiếu General Motors giảm.

Đà sụt giảm trong ngày thứ Sáu đánh dấu phiên giảm thứ 4 liên tiếp của cả 3 chỉ số chính. Chuỗi lao dốc diễn ra khi nhà đầu tư phản ứng với tín hiệu từ Fed về việc giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn.

S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt sụt 2.9% và 3.6% trong tuần này, đánh dấu tuần giảm thứ 3 liên tiếp và là tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2023 đối với mỗi chỉ số. Dow Jones mất 1.9% trong tuần.

Lợi suất trái phiếu tăng sau khi ngân hàng trung ương dự báo sẽ có thêm 1 đợt nâng lãi suất nữa trong năm 2023. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2007 trong tuần này. Trong khi, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm chạm mức cao nhất kể từ năm 2006.

Những lo ngại cũng gia tăng xung quanh vấn đề đóng cửa chính phủ Mỹ, điều này có thể làm giảm niềm tin củangười tiêu dùng và khiến nền kinh tế trì trệ hơn. Lãnh đạo Đảng Cộng hoà tại Hạ viện Mỹ đã nghỉ làm hôm thứ Năm.

Dầu có tuần giảm đầu tiên trong 4 tuần

Kết phiên, dầu Brent giảm 3 xu xuống 93.27 USD/thùng. Dầu Brent đã mất 0.3% trong tuần, làm đứt mạch 3 tuần tăng liên tiếp.

Dầu WTI thêm 40 xu, tương đương 0.5%. lên 90.03 USD/thùng, khi số giàn khoan dầu tại Mỹ giảm. Dầu WTI đã mất 0.03% trong tuần, đánh dấu tuần giảm đầu tiên trong 4 tuần.

Dennis Kissler, Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách giao dịch tại BOK Financial, cho hay: “Nhà đầu tư đang dự báo nhu cầu sẽ giảm trong tháng 10 khi các nhà máy lọc dầu tiến hành bảo trì và lãi suất cao hơn sẽ gây áp lực lên thị trường,” đồng thời cho biết thêm rằng cũng có một sốhành động chốt lời trên thị trường.

Hai loại dầu chuẩn đã nhảy vọt hơn 10% trong 3 tuần trước đó do lo ngại về nguồn cung khan hiếm.

Các quan chức Fed đã cảnh báo về việc nâng lãi suất thêm nữa, ngay cả sau khi quyết định giữ lãi suất ổn định tại cuộc họp tuần này.

Thống đốc Fed Michelle Bowman cho biết: “Lạm phát vẫn còn quá cao, và tôi cho rằng là thích hợp để Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) nâng lãi suất thêm nữa và giữ chúng ở mức hạn chế trong một thời gian.”

Bà Bowman cũng lưu ý rằng khả năng tăng giá năng lượng là một rủi ro đặc biệt mà bà đang theo dõi.

Lãi suất cao hơn làm tăng chi phí đi vay, điều này có thể làm trì trệ tăng trưởng kinh tế và làm giảm nhu cầu dầu.

Trong khi đó, lệnh cấm tạm thời xuất khẩu xăng và dầudiesel của Nga sang hầu hết các quốc gia được cho là sẽ khiến nguồn cung khan hiếm.

Giá xăng bán buôn của Nga đã sụt gần 10% và giá dầu diesel mất 7.5% vào thứ Sáu trên Sàn giao dịch hàng hóa quốc tế St. Petersburg.

Cũng trong thứ Sáu, dữ liệu từ Baker Hughes cho biết số giàn khoan dầu tại Mỹ, một chỉ báo về sản lượng trong tương lai, cũng giảm 8 giàn xuống còn 507 giàn trong tuần này, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2022.

Các tin khác