Sức ép cân bằng cung - cầu điện

Là quốc gia xuất khẩu năng lượng, dù vậy nhiều chuyên gia dự báo Việt Nam sẽ mất cân bằng về cung cầu điện, khó đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước trong một tương lai không xa.

Là quốc gia xuất khẩu năng lượng, dù vậy nhiều chuyên gia dự báo Việt Nam sẽ mất cân bằng về cung cầu điện, khó đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước trong một tương lai không xa.

Nhu cầu lớn

Theo các chuyên gia năng lượng, hiện sức ép về năng lượng lên điện lưới quốc gia rất nặng nề. Với mật độ dân số càng ngày tăng, tốc độ phát triển kinh tế cao khiến mức độ tiêu thụ điện càng lớn. Thủy điện hiện là nguồn năng lượng chính, nhưng hầu hết đã khai thác triệt để, mất dần tiềm năng.

Việc khai thác thủy điện tràn lan, thiếu quy hoạch thời gian qua đã ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. Nguồn dầu mỏ, than đá hiện cũng đang dần cạn kiệt. Trong khi đó, các loại năng lượng tái tạo như điện gió, mặt trời, điện hạt nhân phát triển rất chậm do nhiều nguyên nhân về vốn, khoa học kỹ thuật, công nghệ.

Ông Nguyễn Văn Long, Vụ phó Vụ khoa học-Công nghệ và Tiết kiệm năng lượng (Bộ Công Thương), cho biết: “Việt Nam có nguồn tài nguyên năng lượng dồi dào bao gồm than, dầu, khí đốt, thủy điện và năng lượng tái tạo và hiện vẫn là quốc gia xuất khẩu năng lượng. Nhưng dự báo cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP sẽ tăng 6-7% từ sau năm 2015.

Khi nền kinh tế tăng trưởng cao sẽ khiến nhu cầu năng lượng tăng theo và tương lai nhu cầu sẽ vượt quá khả năng đáp ứng của nguồn cung trong nước. Nhu cầu năng lượng tại Việt Nam sẽ tăng khoảng 2,5 lần vào năm 2015, 5 lần vào năm 2025 nếu so sánh mức tiêu thụ hiện tại. Do vậy, nếu vấn đề tiết kiệm năng lượng không được quan tâm đúng mức, năng lượng sẽ tác động nặng nề lên nền kinh tế quốc dân và tác động đến biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường”.

Nguy cơ trở thành nước nhập khẩu

Theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030, nước ta phải xây dựng được 52 nhà máy nhiệt điện chạy than, 2 nhà máy điện nguyên tử và một số dự án thủy điện. Số vốn đầu tư cho các dự án trên khoảng 50 tỷ USD, giao cho 3 tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước thực hiện là PVN, EVN, TKV thực hiện.

Trước nguy cơ thiếu điện trong tương lai gần, Chính phủ đã chấp thuận đề xuất của Bộ Công Thương về đầu tư rút gọn, đẩy nhanh tiến độ 3 dự án nhiệt điện là Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 (Bình Thuận), Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 (Sóc Trăng) và Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 (Trà Vinh).

Song, chưa kể khó khăn về vốn, vấn đề nữa đặt ra là áp lực thiếu than đáp ứng cho 3 nhà máy điện đưa vào khai thác. Trung bình mỗi năm ngành than trong nước đáp ứng khoảng 40 triệu tấn/năm, trong khi để 3 nhà máy chạy đúng công suất thiết kế cần đến 50-60 triệu tấn.

Cung không kịp cầu có thể khiến Việt Nam từ nước xuất khẩu năng lượng thành nước nhập khẩu năng lượng.

Cung không kịp cầu có thể khiến Việt Nam từ nước xuất khẩu năng lượng
thành nước nhập khẩu năng lượng.

“Trong giai đoạn 2010-2020, nhiều khả năng Việt Nam sẽ chuyển từ nước chuyên xuất khẩu năng lượng thành một nước nhập khẩu nếu tình hình sử dụng năng lượng từ doanh nghiệp đến hộ gia đình đang diễn ra như hiện nay” - Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) cảnh báo.

Theo các chuyên gia năng lượng, từ vị thế của một quốc gia xuất khẩu năng lượng, nhưng dựa vào thực tế có thể khẳng định rằng không bao lâu nữa Việt Nam sẽ phải nhập dầu thô (từ năm 2015), nhập khẩu than (từ năm 2016) để phục vụ ngành điện. Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ năng lượng theo tính toán hiện còn cao hơn 1,7-1,8 lần tốc độ phát triển kinh tế.

Ở nước ta, tình trạng thiếu hụt nguồn nước vào mùa khô thường gây ra thiếu hụt điện nghiêm trọng, đặc biệt điện phục vụ sản xuất công nghiệp. Mọi ngành nghề có tốc độ tăng trưởng tiêu thụ năng lượng ở 2 con số đang ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế bền vững.

Với vai trò đầu mối quản lý nhà nước về lĩnh vực năng lượng, nhiều năm qua, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp thực hiện nhiều chương trình hướng đến sử dụng nguồn năng lượng hợp lý, hiệu quả, trong đó có “Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”.

Các hoạt động tuyên truyền đã đi sâu vào các giải pháp quản lý năng lượng hiệu quả cho từng đối tượng, từng lĩnh vực hướng tối mục tiêu tiết kiệm từ 5-8% tổng năng lượng tiêu thụ.

“Chúng ta cần có những cách tiếp cận thông minh để giúp các doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là ở các khu đô thị đang phát triển mạnh của Việt Nam, quản lý năng lượng hiệu quả và nhận thức được tầm quan trọng của tiết kiệm năng lượng cũng như tích cực áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng thì mới giải quyết được nguy cơ khan hiếm nguồn năng lượng điện” - ông Cù Huy Quang, chuyên gia về tiết kiệm năng lượng, chia sẻ.

Các tin khác