Những hiểu biết chuyên sâu về dịch Covid-19 còn nhiều hạn chế, vacxin phòng bệnh vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm. Bên cạnh đó, việc thiếu các thiết bị phòng bệnh như khẩu trang, nước rửa tay cũng làm cho phụ huynh lo âu. Bệnh dịch “Nguy hiểm và ranh mãnh” (theo nhận định chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới), thể hiện ở thời gian ủ bệnh kéo dài, thời gian sống của virus ở môi trường dài ngày, tỷ lệ lây lan cao, và nó tấn công vào những người có sức đề kháng kém sau một thời gian tiềm tàng, ẩn núp trong cơ thể. Do đó, phụ huynh cần lưu tâm một số biện pháp để tăng sức đề kháng cho con khi đi học lại.
Vệ sinh cá nhân
Nên hướng dẫn cho trẻ rửa tay, rửa mặt thường xuyên, nhất là sau khi đi ra ngoài. Thường xuyên làm sạch mũi họng của trẻ, súc miệng nước muối. Phơi nắng chăn, mùng mền, gối thường xuyên. Dọn sạch nhà cửa, lau bụi, mở cửa sổ cho thoáng khí, không để máy lạnh ở nhiệt độ quá lạnh, nên duy trì mức nhiệt 25-28oC.Tránh gió, tránh cảm lạnh cho trẻ, vì hiện nay đang là mùa thời tiết thay đổi nên các loại cúm dễ xảy ra.
Vệ sinh cá nhân
Nên hướng dẫn cho trẻ rửa tay, rửa mặt thường xuyên, nhất là sau khi đi ra ngoài. Thường xuyên làm sạch mũi họng của trẻ, súc miệng nước muối. Phơi nắng chăn, mùng mền, gối thường xuyên. Dọn sạch nhà cửa, lau bụi, mở cửa sổ cho thoáng khí, không để máy lạnh ở nhiệt độ quá lạnh, nên duy trì mức nhiệt 25-28oC.Tránh gió, tránh cảm lạnh cho trẻ, vì hiện nay đang là mùa thời tiết thay đổi nên các loại cúm dễ xảy ra.
Không nên cho trẻ thức quá khuya, nên cho trẻ ngủ trễ nhất là trước 22 giờ đêm, ngủ đủ 8 tiếng/ngày, nên có một giấc ngủ trưa tối thiểu 30 phút.
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn rất quan trọng trong phòng ngừa bệnh tật và nâng cao sức đề kháng: Không nên cho trẻ ăn đồ chiên xào nhiều. Nên uống nhiều nước, đặc biệt sau khi trẻ hoạt động ra mồ hôi nhiều. Nên ăn đầy đủ các loại chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, đầy đủ năng lượng từ 3 nhóm thức ăn: đường, đạm, mỡ. Không nên quá ít, cũng không nên thiên lệch một loại quá nhiều. Nên biết mỗi loại thức ăn như thịt heo, thịt bò, thịt gà, cá… đều sẽ cung cấp những chất dinh dưỡng khác nhau cần thiết cho cơ thể.
Các loại trái cây, rau có nhiều vitamin C, E giúp nâng sức đề kháng cho cơ thể như ổi, ớt chuông đỏ, bông cải xanh, đu đủ, cam, bưởi, các loại rau có lá xanh đậm. Bổ sung thêm vitamin D từ sữa, các loại hải sản, trứng. Đặc biệt là sữa chua, vì tăng lợi khuẩn đường ruột, giúp hấp thu đạm tốt hơn, đồng thời chống lại các tác nhân gây bệnh. Việc bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm và đường an toàn và hiệu quả nhất, vì đều từ nguồn gốc tự nhiên.
Bên cạnh đó, các thực phẩm như trà, hành, gừng, tỏi, nghệ cũng có vai trò trong chống virus và tăng cao sức đề kháng. Tuy nhiên cách sử dụng cũng phải lưu ý: Trà không nên uống trước khi ngủ, vì có thể ảnh hưởng giấc ngủ. Hành thường dùng làm gia vị, đồng thời sẽ hỗ trợ chữa cảm khi nấu với cháo để thành tô cháo hành nóng.
Gừng cũng là một loại thuốc hỗ trợ điều trị cảm rất tốt,có thể uống một chén trà gừng nóng để cải thiện triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ớn lạnh, lạnh bụng, buồn nôn, tiêu chảy… Tỏi là loại gia vị được coi là có sức đề kháng với vi khuẩn virus mạnh, tỏi có tác dụng mạnh sau khi đập dập để trong không khí 5-10 phút hay sử dụng tỏi đen là loại tỏi đã lên men. Tuy nhiên khi dùng tỏi thường nặng mùi, nên khi đi học sử dụng có thể sẽ ảnh hưởng đến việc trẻ giao tiếp với bạn bè.
Chỉ dùng thuốc cho trẻ khi trẻ có các triệu chứng bệnh, và phải có tư vấn của bác sĩ. Khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, chảy mũi, khó thở nên đưa trẻ đi khám ngay, việc phát hiện sớm trẻ bị bệnh khi sức đề kháng trẻ còn tốt sẽ làm trẻ mau hồi phục hơn.
Luyện tập
Luyện tập
Cho trẻ luyện tập thể dục thể thao hay vui chơi vận động với cha mẹ cũng rất quan trọng, không nên cho trẻ ngồi một chỗ quá lâu với tivi hay điện thoại di động. Bản thân cha mẹ cũng nên làm tấm gương cho trẻ với những bài tập thể dục khởi động nhẹ nhàng tất cả các khớp trong 10-15 phút mỗi ngày, và khuyến khích cả gia đình cùng tập.
Đối với trẻ mẫu giáo và tiểu học, niết cột sống theo y học cổ truyền là một phương pháp đơn giản, kích thích hạch bạch huyết 2 bên cột sống giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, tăng trưởng chiều cao và tăng sức đề kháng. Cha mẹ có thể làm cho trẻ 50-100 cái mỗi lần trong ngày, niết cột sống không đau, trẻ thấy dễ chịu, cũng sẽ làm tăng tình cảm giữa trẻ và cha mẹ.