Thách thức xuất xứ, rào cản kỹ thuật

Cùng với việc ký các FTA,  Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) kết thúc đàm phán sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp thủy sản Việt Nam mở rộng thị trường. Với năng lực hàng đầu thế giới hiện nay về công nghệ chế biến thủy sản, doanh nghiệp có thể nhập khẩu nguyên liệu để chế biến, gia công xuất khẩu sang EU và các nước TPP. Tham gia TPP và các FTA cũng là cơ hội tốt cho thủy sản Việt Nam tăng sức cạnh tranh nhờ sử dụng các dịch vụ hỗ trợ sản xuất giá rẻ hơn như: vận tải, thức ăn chăn nuôi... cùng cơ hội hợp tác liên doanh, cải tiến chuỗi giá trị gia tăng. Điều thuận lợi còn đến từ việc các nước đối thủ trong ngành của Việt Nam đều chưa ký FTA với các nước đối tác trên nên đây sẽ là lợi thế cạnh tranh về thuế cho thủy sản Việt Nam.

(ĐTTCO) -Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), các yếu tố bất lợi của năm 2015 có thể còn tiếp tục ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản ít nhất trong nửa đầu năm 2016. Tuy nhiên, cũng từ năm 2016, xuất khẩu thủy sản sẽ được mở rộng hơn nhờ việc Việt Nam tham gia một số hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương.

 

Cùng với việc ký các FTA,  Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) kết thúc đàm phán sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp thủy sản Việt Nam mở rộng thị trường. Với năng lực hàng đầu thế giới hiện nay về công nghệ chế biến thủy sản, doanh nghiệp có thể nhập khẩu nguyên liệu để chế biến, gia công xuất khẩu sang EU và các nước TPP. Tham gia TPP và các FTA cũng là cơ hội tốt cho thủy sản Việt Nam tăng sức cạnh tranh nhờ sử dụng các dịch vụ hỗ trợ sản xuất giá rẻ hơn như: vận tải, thức ăn chăn nuôi... cùng cơ hội hợp tác liên doanh, cải tiến chuỗi giá trị gia tăng. Điều thuận lợi còn đến từ việc các nước đối thủ trong ngành của Việt Nam đều chưa ký FTA với các nước đối tác trên nên đây sẽ là lợi thế cạnh tranh về thuế cho thủy sản Việt Nam.

Nhiều cơ hội nhưng thủy sản cũng đối mặt với các thách thức liên quan đến quy tắc xuất xứ, rào cản kỹ thuật, bảo hộ thương mại... Đầu tiên phải kể đến nguồn nguyên liệu không ổn định, giá thành sản xuất cao như: thức ăn, con giống, hóa chất, kháng sinh... đều phụ thuộc phần lớn vào các nguồn cung nước ngoài. Các cơ quan quản lý chưa hoặc không kiểm soát được nên dẫn đến dịch bệnh, chất lượng kém. Chi phí sản xuất cao hơn so với các nước khác cũng khiến giá thành sản phẩm và giá xuất khẩu cao, làm giảm khả năng cạnh tranh. Về quy tắc xuất xứ, đến nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nắm bắt hoặc tận dụng tốt các ưu đãi FTA vì tính phức tạp và số lượng lớn các quy tắc khiến doanh nghiệp ngần ngại. Điều này nếu không được cải thiện sẽ mất đi lợi thế Việt Nam có được. Đó là doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để sản xuất và xuất khẩu nhằm tận dụng nguồn lực và ưu đãi thuế.

Khó khăn còn đến từ rào cản kỹ thuật và bảo hộ thương mại. Với việc tự do hóa thương mại, thủy sản Việt Nam có lợi thế thuế quan nhưng cũng sẽ là đối tượng để các thị trường áp dụng rào cản phi thuế quan nhằm bảo hộ sản xuất trong nước hoặc hạn chế nhập khẩu. Những rào cản về thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các quy định kiểm tra hóa chất, kháng sinh... đang được tăng cường áp dụng. Do vậy, yêu cầu đặt ra là theo dõi và cung cấp thông tin, biến động trên thị trường để có biện pháp xử lý nhanh trước những động thái tạo rào cản thương mại và kỹ thuật tại các thị trường.

Các tin khác