Thời cơ cho hàng nội, thị trường nội

Trong lúc này, tiết kiệm là ưu tiên của toàn xã hội. Các địa phương, cơ quan, đơn vị đang thực hiện tiết kiệm trong mua sắm công, động viên người dân tiết kiệm trong tiêu dùng. Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” qua gần 2 năm phát động đã lan tỏa trong đời sống xã hội. Cuộc vận động này không chỉ nâng cao nhận thức người dân về tầm quan trọng của việc ưu tiên, tăng cường tiêu dùng hàng hóa trong nước, trên thực tế đã tạo sự chuyển động thực sự trong thói quen và hành vi mua sắm.

Trong lúc này, tiết kiệm là ưu tiên của toàn xã hội. Các địa phương, cơ quan, đơn vị đang thực hiện tiết kiệm trong mua sắm công, động viên người dân tiết kiệm trong tiêu dùng. Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” qua gần 2 năm phát động đã lan tỏa trong đời sống xã hội. Cuộc vận động này không chỉ nâng cao nhận thức người dân về tầm quan trọng của việc ưu tiên, tăng cường tiêu dùng hàng hóa trong nước, trên thực tế đã tạo sự chuyển động thực sự trong thói quen và hành vi mua sắm.

Việc tiết kiệm có 2 mặt. Mặt tích cực là hạn chế lưu thông tiền mặt, giúp kiềm chế lạm phát; giúp mỗi cá nhân và gia đình có thêm tích lũy trong điều kiện đồng tiền bị trượt giá. Ở tầm vĩ mô, hạn chế nhập khẩu giúp tiết kiệm ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại tệ và không bị phụ thuộc vào một số đồng tiền nước ngoài...

Nhưng cũng có mặt tiêu cực, giảm mua sắm làm ảnh hưởng đến sản xuất - kinh doanh, khiến nền kinh tế trở nên trì trệ, hạn chế tăng trưởng. Vì vậy, sau mỗi đợt kinh tế phát triển chững lại, Nhà nước thường có các chính sách kích cầu, tức là thúc đẩy tiêu dùng để tăng sức sản xuất, thông qua việc miễn giảm thuế cả nguyên liệu đầu vào lẫn hàng hóa thành phẩm, miễn hoặc giảm thuế thu nhập cá nhân, giảm lãi suất cho vay...

Từ thực tế đó, thiết nghĩ nên kết hợp việc thực hiện chủ trương tiết kiệm với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, để không mua sắm quá nhiều mà vẫn góp phần thúc đẩy sản xuất. Cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong toàn xã hội, nhất là về ý nghĩa thiết thực, cụ thể trong bối cảnh hiện nay.

Việc tuyên truyền nên thực hiện đa dạng hơn, với nhiều hình thức, như văn hóa - văn nghệ, các hoạt động triển lãm, hội chợ… Đặc biệt, các phương tiện truyền thông đại chúng cần ưu tiên tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ trong nước bằng biểu giá phí dịch vụ hợp lý và các ưu đãi khác. Các DN trong nước nên tăng cường đưa hàng hóa về vùng nông thôn, khu vực có đông công nhân để tăng sức mua, đồng thời phục vụ người dân nhiều hơn, góp phần hạn chế việc tăng giá.

Nhà nước cần điều chỉnh các biểu thuế cho phù hợp với thực tế để khoan sức dân. Chẳng hạn, cần sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân, trong đó tăng mức khởi điểm tính thuế cả với thu nhập thường xuyên và không thường xuyên, tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc…; giảm thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng, nhất là các hàng hóa có nguồn gốc nông - thủy sản; miễn giảm thuế giá trị gia tăng với một số hàng hóa để giữ giá không tăng cao…

Các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ, điểm kinh doanh… ưu tiên bán hàng Việt Nam. Việc ưu tiên này nên được đưa vào tiêu chí đánh giá của “chợ văn minh”, “người kinh doanh kiểu mẫu”, “gia đình văn hóa”…

Các tin khác