Thời gian giải cứu châu Âu đang cạn dần?

Đức, sẽ có thể mất đến 7% GDP trong vài năm để có thể có đủ tiền cứu nhóm nước châu Âu đang ngập chìm trong khủng hoảng nợ.

Đức, sẽ có thể mất đến 7% GDP trong vài năm để có thể có đủ tiền cứu nhóm nước châu Âu đang ngập chìm trong khủng hoảng nợ.

18 tháng trong cuộc khủng hoảng nợ và sau rất nhiều nỗ lực để giải quyết nó, dường như châu Âu đang hướng đến một kết cục không mấy dễ chịu.

Dù lãnh đạo các nền kinh tế thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu vẫn đang cố gắng để đưa ra giải pháp, những nhà đầu tư lo lắng đang tháo chạy khỏi các nước và ngân hàng thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Hiện châu Âu còn 2 lựa chọn duy nhất: chia tách khu vực đồng tiền chung châu Âu hoặc gắn kết khu vực chặt chẽ hơn.

Mỗi lựa chọn trên (loại bỏ khu vực đồng tiền chung châu Âu hoặc thiết lập một liên minh chính trị mà một liên bang châu Âu kiểm soát các vấn đề ngân sách quốc gia) sẽ dẫn đến nhiều hậu quả chính trị, pháp lý và tài chính khác nhau.

Thế nhưng khi sự hoảng sợ nay đang đe dọa vươn ra ngoài biên giới Italy và Tây Ban Nha đến Bỉ, Pháp, Đức, áp lực buộc châu Âu đưa ra giải pháp đang lớn hơn bao giờ hết.

Tại Anh, chuyên gia thuộc Private Eye cho rằng châu Âu tốt nhất nên lựa chọn rời Liên minh châu Âu.

Đằng sau hậu quả đáng tiếc trên chính là việc châu Âu không thể giải quyết được yếu điểm của dự án đồng tiền chung: làm cách nào để lấy được tiền từ nhóm nước đang sở hữu nó (chủ yếu là Đức và Hà Lan) đến cho những người cần nó bao gồm Hy Lạp, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ireland và thậm chí cả Pháp.

Nếu nội bộ châu Âu tiếp tục không hợp tác với nhau, hậu quả sẽ còn tồi tệ hơn. Sự bất ổn và các biện pháp thắt chặt ngân sách đã cướp đi triển vọng tăng trưởng của kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu, các chuyên gia phân tích cho rằng kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu có thể tăng trưởng âm 0,2% trong năm 2012 – một cú sốc đối với nhiều công ty Hoa Kỳ xuất khẩu hàng sang khu vực này.

Các tổ chức tài chính Hoa Kỳ cũng chịu nhiều rủi ro. Theo Viện Tài chính quốc tế (IIF), họ có 767 tỷ USD tài sản liên quan đến châu Âu thông qua trái phiếu, các hợp đồng phái sinh tín dụng và một số đảm bảo vay khác đối với nhóm nền kinh tế yếu nhất tại châu Âu.

Khi Ngân hàng Trung ương châu Âu tiếp tục từ chối in tiền trong khi Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ và Anh đã làm như vậy, nhà đầu tư dự báo nhiều hơn vể khả năng thị trường chấn động và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Trong một nghiên cứu gần đây, ông Simon Tilford, chuyên gia kinh tế tại trung tâm cải tổ châu Âu ở London, cho rằng việc áp dụng thêm các biện pháp mới chứ không phải tạo ra khung chung để cho phép châu Âu vay tiền lần nhau, giống như Hoa Kỳ, sẽ chỉ đẩy mọi chuyện đến thảm họa.

Ông nói: “Chính giải pháp cho vấn đề cũng đã mang rắc rối riêng của nó. Nhà đầu tư rõ ràng nhìn thấy điều này: không thể nào tiếp tục cắt giảm chi tiêu trong bối cảnh suy thoái kinh tế sắp đến”.

Ông Bernard Connolly, một chuyên gia bao lâu nay vẫn chỉ trích châu Âu, cho rằng Đức, nước đang mang đến thặng dư lớn tại khu vực đồng tiền chung châu Âu, sẽ có thể mất đến 7% GDP trong vài năm để có thể có đủ tiền cứu nhóm nước châu Âu đang ngập chìm trong khủng hoảng nợ.

Các chuyên gia phân tích chỉ ra chính thái độ của Chính phủ Đức, nền kinh tế giàu có nhất tại châu Âu, về việc không muốn giải quyết nợ của nhóm nền kinh tế yếu hơn cho đến nay đã cản trở rất nhiều ý tưởng phát hành trái phiếu chung của khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Nhà đầu tư đã dự báo trước về khả năng một nước như Hy Lạp rời khu vực đồng tiền chung, nước này sẽ vỡ nợ và hệ thống ngân hàng sụp đổ.

Các tin khác