Nhấn mạnh tình hình sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu tháng 4 có nhiều chuyển biến tốt, nhưng Thủ tướng cho rằng tổng hợp cả 4 tháng thì còn thấp, nhiệm vụ trong thời gian tới rất nặng nề. Do đó, yêu cầu, đòi hỏi nỗ lực rất lớn của các cấp, các ngành, địa phương, các doanh nghiệp.
Giải pháp cần cụ thể hơn nữa
“Từng bộ, từng địa phương cần đưa ra các giải pháp cụ thể hơn nữa để đẩy nhanh thực hiện kế hoạch chứ không phải bình thường. Đặc biệt có đối sách, giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân mọi nguồn vốn, lo tìm thị trường, kể cả nội địa và xuất khẩu, chú trọng thị trường mới”, Thủ tướng nêu rõ.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành. Với ngành công thương, phải rà soát lại 31 mặt hàng, trong đó lưu ý các mặt hàng lớn như dầu khí, than… để tăng được sản lượng khai thác. Công nghiệp chế biến chế tạo phải tăng ít nhất 13%. Phấn đấu tăng trưởng ngành sản xuất, phân phối điện cả năm đạt 11,5%. Xuất khẩu phải đạt và vượt kế hoạch. Thủ tướng cũng lưu ý việc xử lý 12 dự án thua lỗ, với tinh thần phải xong trong năm 2017-2018.
Ngành xây dựng phải tăng ít nhất 10%. Trong phát triển nói chung, phải tập trung phát triển thương hiệu ngành hàng sản phẩm, nhất là xây dựng thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh.
Về nông nghiệp, phải bảo đảm tăng trưởng trên 3%. Tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp năm nay cần đạt ít nhất là 33 tỷ USD.
Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao đẩy mạnh việc đàm phán tìm thị trường cho chăn nuôi. Nông nghiệp cần tiếp tục tái cơ cấu mạnh mẽ hơn. Tập trung phát triển hiệu quả mô hình liên kết 5 nhà (nhà nông, Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà băng).
“Tôi đề nghị Bộ trưởng Bộ NNPTNT và Thống đốc NHNN nên bàn trực tiếp vấn đề hỗ trợ vốn cho nông nghiệp”, Thủ tướng nói, đồng thời “Phải tổng kết, nhân rộng các mô hình thí điểm tích tụ tập trung ruộng đất ở Thái Bình, Hà Nam, An Giang, Đồng Tháp, làm sao bảo đảm đúng pháp luật, quyền lợi lâu dài của doanh nghiệp và người nông dân, tránh tranh chấp, bất ổn”.
Giải pháp cần cụ thể hơn nữa
“Từng bộ, từng địa phương cần đưa ra các giải pháp cụ thể hơn nữa để đẩy nhanh thực hiện kế hoạch chứ không phải bình thường. Đặc biệt có đối sách, giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân mọi nguồn vốn, lo tìm thị trường, kể cả nội địa và xuất khẩu, chú trọng thị trường mới”, Thủ tướng nêu rõ.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành. Với ngành công thương, phải rà soát lại 31 mặt hàng, trong đó lưu ý các mặt hàng lớn như dầu khí, than… để tăng được sản lượng khai thác. Công nghiệp chế biến chế tạo phải tăng ít nhất 13%. Phấn đấu tăng trưởng ngành sản xuất, phân phối điện cả năm đạt 11,5%. Xuất khẩu phải đạt và vượt kế hoạch. Thủ tướng cũng lưu ý việc xử lý 12 dự án thua lỗ, với tinh thần phải xong trong năm 2017-2018.
Ngành xây dựng phải tăng ít nhất 10%. Trong phát triển nói chung, phải tập trung phát triển thương hiệu ngành hàng sản phẩm, nhất là xây dựng thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh.
Về nông nghiệp, phải bảo đảm tăng trưởng trên 3%. Tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp năm nay cần đạt ít nhất là 33 tỷ USD.
Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao đẩy mạnh việc đàm phán tìm thị trường cho chăn nuôi. Nông nghiệp cần tiếp tục tái cơ cấu mạnh mẽ hơn. Tập trung phát triển hiệu quả mô hình liên kết 5 nhà (nhà nông, Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà băng).
“Tôi đề nghị Bộ trưởng Bộ NNPTNT và Thống đốc NHNN nên bàn trực tiếp vấn đề hỗ trợ vốn cho nông nghiệp”, Thủ tướng nói, đồng thời “Phải tổng kết, nhân rộng các mô hình thí điểm tích tụ tập trung ruộng đất ở Thái Bình, Hà Nam, An Giang, Đồng Tháp, làm sao bảo đảm đúng pháp luật, quyền lợi lâu dài của doanh nghiệp và người nông dân, tránh tranh chấp, bất ổn”.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4,
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh quyết tâm
đạt tăng trưởng 6,7% trong năm 2017.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh quyết tâm
đạt tăng trưởng 6,7% trong năm 2017.
Đối với các loại dịch vụ nói chung, trong đó có du lịch, các ngành đều phải rà soát lại, từ giao thông vận tải đến giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, văn hóa, thể thao, du lịch… để bảo đảm các lĩnh vực đều đóng góp cho tăng trưởng. Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, cần tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ. Bộ Công Thương cần có giải pháp quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu các mặt hàng trong nước sản xuất được, có tiêu chí kiểm soát về kỹ thuật, áp dụng các biện pháp phòng vệ phù hợp, nhất là đối với nông sản. Các cơ quan chức năng, các trung tâm lớn như Hà Nội, TPHCM chú trọng phát triển và quản lý tốt thị trường trong nước, nhất là hệ thống siêu thị; kiểm soát hiệu quả các doanh nghiệp nước ngoài tham gia thị trường bán lẻ Việt Nam. Bộ Công Thương phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an có giải pháp chấn chỉnh, xử lý nghiêm vi phạm về bán hàng đa cấp. Về phát triển doanh nghiệp, với doanh nghiệp Nhà nước, Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối với lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước, người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp khi xảy ra chậm sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Với doanh nghiệp ngoài Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các Nghị quyết 19, 35 của Chính phủ; chuẩn bị cho Hội nghị Chính phủ với doanh nghiệp lần thứ 2.
Tránh tình trạng biến Việt Nam thành bãi rác công nghệ Bộ KH&ĐT, các bộ, ngành chức năng rà soát lại tình hình thu hút, thực hiện các dự án FDI, có biện pháp nâng cao chất lượng thu hút FDI, tránh tình trạng biến Việt Nam thành nơi chuyển giao công nghệ lạc hậu. Nhấn mạnh việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, Thủ tướng nêu rõ chỉ tiêu kế hoạch đề ra là chỉ số giá tiêu dùng bình quân không quá 4%, cần lưu ý sức ép tăng giá còn rất lớn, từ tỷ giá, lãi suất đến giá dầu thô… Các ngành chức năng cần tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao...). Tiếp tục nghiên cứu xử lý việc giảm chi phí, giảm mặt bằng lãi suất, nhất là lãi suất cho vay để giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp. Tăng cường phối hợp, điều hành chủ động, linh hoạt, hài hòa các công cụ chính sách tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu tư; tập trung phát triển thị trường chứng khoán, tạo kênh huy động vốn trực tiếp cho nền kinh tế. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng một cách thực chất, hiệu quả theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội. Cho biết vừa ban hành Chỉ thị về đẩy mạnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt nội dung Chỉ thị này với phương án, chương trình hành động cụ thể và định kỳ tháng 12 hằng năm báo cáo kết quả thực hiện. Cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế trọng tâm nêu trên, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chú trọng làm tốt nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, quốc phòng, an ninh, đối ngoại đã được cụ thể hóa trong Nghị quyết số 01/NQ-CP. Theo đó, Bộ GD&ĐT chuẩn bị tốt các kỳ thi tốt nghiệp PTTH và xét tuyển đại học, cao đẳng. Bộ Y tế tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp giảm quá tải bệnh viện và tăng cường phòng chống dịch bệnh, nhất là trong dịp hè này.
Tránh tình trạng biến Việt Nam thành bãi rác công nghệ Bộ KH&ĐT, các bộ, ngành chức năng rà soát lại tình hình thu hút, thực hiện các dự án FDI, có biện pháp nâng cao chất lượng thu hút FDI, tránh tình trạng biến Việt Nam thành nơi chuyển giao công nghệ lạc hậu. Nhấn mạnh việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, Thủ tướng nêu rõ chỉ tiêu kế hoạch đề ra là chỉ số giá tiêu dùng bình quân không quá 4%, cần lưu ý sức ép tăng giá còn rất lớn, từ tỷ giá, lãi suất đến giá dầu thô… Các ngành chức năng cần tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao...). Tiếp tục nghiên cứu xử lý việc giảm chi phí, giảm mặt bằng lãi suất, nhất là lãi suất cho vay để giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp. Tăng cường phối hợp, điều hành chủ động, linh hoạt, hài hòa các công cụ chính sách tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu tư; tập trung phát triển thị trường chứng khoán, tạo kênh huy động vốn trực tiếp cho nền kinh tế. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng một cách thực chất, hiệu quả theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội. Cho biết vừa ban hành Chỉ thị về đẩy mạnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt nội dung Chỉ thị này với phương án, chương trình hành động cụ thể và định kỳ tháng 12 hằng năm báo cáo kết quả thực hiện. Cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế trọng tâm nêu trên, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chú trọng làm tốt nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, quốc phòng, an ninh, đối ngoại đã được cụ thể hóa trong Nghị quyết số 01/NQ-CP. Theo đó, Bộ GD&ĐT chuẩn bị tốt các kỳ thi tốt nghiệp PTTH và xét tuyển đại học, cao đẳng. Bộ Y tế tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp giảm quá tải bệnh viện và tăng cường phòng chống dịch bệnh, nhất là trong dịp hè này.
Quang cảnh phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4-2017
Thủ tướng đề nghị giải quyết tốt các điểm nóng về an ninh trật tự, nhất là về đất đai, xử lý nghiêm hành vi khai thác cát trái phép, chặt phá rừng. Trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, cần chú ý bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân, kiên trì thuyết phục, công khai, minh bạch.
Thủ tướng giao Bộ trưởng Nội vụ, Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ đạo thực hiện các giải pháp lập lại trật tự, kỷ luật kỷ cương hành chính; tăng cường kiểm tra, rà soát, không để tiếp diễn tình trạng vi phạm trong bổ nhiệm cán bộ, coi thường kỷ cương, kỷ luật hành chính; xử lý nghiêm các vi phạm, nhũng nhiễu, tiêu cực.
Nhấn mạnh vai trò của thông tin truyền thông, Thủ tướng giao Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chủ động thông tin chính xác, kịp thời về tình hình kinh tế-xã hội và chỉ đạo điều hành của Chính phủ, các ngành, các cấp; chú trọng đưa những mô hình tốt, cách làm hay, gương điển hình trên các lĩnh vực, góp phần tạo đồng thuận xã hội, khuyến khích tinh thần doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phấn đấu thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2017.
Tại phiên họp, Thủ tướng giao nhiệm vụ về việc chuẩn bị phục vụ kỳ họp Trung ương, Quốc hội theo nhiệm vụ, lĩnh vực công tác được phân công.
Thủ tướng giao Bộ trưởng Nội vụ, Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ đạo thực hiện các giải pháp lập lại trật tự, kỷ luật kỷ cương hành chính; tăng cường kiểm tra, rà soát, không để tiếp diễn tình trạng vi phạm trong bổ nhiệm cán bộ, coi thường kỷ cương, kỷ luật hành chính; xử lý nghiêm các vi phạm, nhũng nhiễu, tiêu cực.
Nhấn mạnh vai trò của thông tin truyền thông, Thủ tướng giao Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chủ động thông tin chính xác, kịp thời về tình hình kinh tế-xã hội và chỉ đạo điều hành của Chính phủ, các ngành, các cấp; chú trọng đưa những mô hình tốt, cách làm hay, gương điển hình trên các lĩnh vực, góp phần tạo đồng thuận xã hội, khuyến khích tinh thần doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phấn đấu thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2017.
Tại phiên họp, Thủ tướng giao nhiệm vụ về việc chuẩn bị phục vụ kỳ họp Trung ương, Quốc hội theo nhiệm vụ, lĩnh vực công tác được phân công.