Thực trạng trường nghề (B2): Vì sao trường nghề teo tóp?

Bài “Chiến lược đào tạo đã có” ĐTTC đăng trong số báo trước cho thấy cả hệ thống chính trị đang dành sự quan tâm đặc biệt để phát triển mạng lưới đào tạo nghề. Tuy nhiên, có một nghịch lý ở các trường nghề trong vài năm trở lại đây đó là khó tuyển sinh, trong khi sinh viên sau khi tốt nghiệp dễ tìm việc.

Bài “Chiến lược đào tạo đã có” ĐTTC đăng trong số báo trước cho thấy cả hệ thống chính trị đang dành sự quan tâm đặc biệt để phát triển mạng lưới đào tạo nghề. Tuy nhiên, có một nghịch lý ở các trường nghề trong vài năm trở lại đây đó là khó tuyển sinh, trong khi sinh viên sau khi tốt nghiệp dễ tìm việc.

“Đỏ mắt” tìm người học

Theo ghi nhận, rất nhiều trường đào tạo nghề đang đối mặt với thách thức trong khâu tuyển sinh. Số lượng người học giảm “chóng mặt” khiến trường nghề phải chạy đua tuyển sinh quanh năm để vớt vát. Từ một trung tâm đào tạo có quy mô nhỏ, năm 2008, iSpace đã nâng cấp thành trường cao đẳng nghề (CĐN) với 12 trung tâm đào tạo trên khắp cả nước, theo mô hình kết hợp đào tạo và dịch vụ sửa chữa máy tính (chuỗi bệnh viện iCare).

Trong 12 trung tâm, hiện chỉ có các trung tâm tại TPHCM, Đà Nẵng, Long Xuyên… duy trì được hệ đào tạo dài hạn. Những trung tâm còn lại ở Hà Nội, Hà Tĩnh, Bình Định… không thể mở lớp đào tạo dài hạn do không ai học, thậm chí cơ sở đào tạo tại Hà Tĩnh phải dừng hoạt động vì kém hiệu quả.

Lâu nay chúng ta nói phân luồng, ưu tiên cho dạy nghề, nhưng hầu hết các chương trình tuyển sinh không hề đả động gì đến trường nghề, học nghề. Cuốn cẩm nang “Những điều cần biết về tuyển sinh CĐ, ĐH” cũng không có trường nghề nào được để tên vào đó. Như vậy thử hỏi phụ huynh muốn cho con em học nghề gì đó thì tìm thông tin ở đâu? Chúng tôi có gọi cho NXB Giáo dục đề nghị cho phép đăng hết các tên trường nghề nhưng họ đã từ chối.

Ông Phạm Bửu Toàn,
Phó Hiệu trưởng Trường CĐN Du lịch Sài Gòn

“Tâm lý sính bằng cấp khiến người học vào trường nghề sụt giảm nghiêm trọng. 2 năm trở lại đây, hệ dài hạn không năm nào tuyển sinh đạt chỉ tiêu. Năm 2012, trường đặt chỉ tiêu tuyển sinh 1.200 em, kết quả chỉ tuyển được 900 em. Năm 2013, trường tuyển được 400 em, trong khi được phép tuyển 1.000 em. Nhà trường dự báo sẽ còn giảm thê thảm hơn nữa trong năm nay” - ông Võ Văn Hiệp, Giám đốc Trung tâm đào tạo bác sĩ máy tính, thuộc Trường CĐN iSpace, buồn bã.

Lãnh đạo Trường Trung cấp (TC) Kinh tế - Kỹ thuật Tây Nam Á cho biết lợi thế của trường là đào tạo theo hệ TC chuyên nghiệp (TCCN), tức có thể liên thông lên CĐ, đại học (ĐH) dễ dàng. Kể từ khi các trường ĐH ôm thêm mảng đào tạo nghề, công tác tuyển sinh của trường TC nghề bắt đầu gian nan. Năm 2012, trường đăng ký chỉ tiêu tuyển 2.200 em, kết quả tuyển được hơn 1.900 em. Năm 2013, trường chỉ tuyển được 600 em và dự kiến năm nay sẽ giảm từ 50-70%.

Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, theo các chuyên gia, yêu cầu đặt ra là cơ cấu nhân lực đòi hỏi lao động trực tiếp sản xuất có nghề đạt 70-80% trong tổng số lao động. Trong bối cảnh như vậy, nếu không có chính sách phân luồng, phát triển đào tạo nghề sẽ dẫn đến sự mất cân đối về cơ cấu lao động.

Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ĐH, sau ĐH thất nghiệp, làm trái ngành nghề rất lớn, dẫn đến lãng phí trong sử dụng nguồn nhân lực là một minh chứng cho thực trạng mất cân đối nói trên. Để giải quyết vấn đề mất cân đối về cơ cấu đào tạo lao động, Chỉ thị 10-CT/TW của Bộ Chính trị, cũng như tinh thần chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB-XH là tăng cường phân luồng học sinh sau THCS, THPT vào học nghề. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc triển khai phân luồng trên thực tế vẫn chỉ là hô hào, chạy theo lợi ích, mạnh ai nấy làm.

Sinh viên thực hành tại xưởng cơ khí Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức. Ảnh: M.TUẤN

Sinh viên thực hành tại xưởng cơ khí Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức. Ảnh: M.TUẤN

Bất cập bủa vây

Có nhiều nguyên nhân khiến con đường đưa người học đến với trường nghề trở nên hẹp hơn. Một trong số đó, theo ông Bùi Văn Trí, Phó Hiệu trưởng Trường CĐN Kỹ thuật-Công nghệ TPHCM, xuất phát từ tâm lý của phụ huynh, học sinh chưa mặn mà với trường nghề, không xem trọng học nghề. Phụ huynh thường mong muốn con em mình có tấm bằng ĐH hơn là cái nghề để làm hành trang vào đời.

Đồng thời, phải thừa nhận rằng mối quan hệ giữa trường nghề và DN chưa thực sự tốt, chương trình đào tạo chưa gắn với nhu cầu DN. Ngược lại, DN cũng chưa mặn mà, đồng hành, hỗ trợ trường nghề nhằm giúp sinh viên tiếp cận với thực tế. Bên cạnh đó, hiện rất nhiều trường ĐH, CĐ được Bộ GD-ĐT phê duyệt đề án tuyển sinh riêng. Các trường ngoài công lập với hình thức vừa thi tuyển, vừa xét tuyển dựa vào kết quả tốt nghiệp THPT và kết quả học tập năm lớp 12 của thí sinh. Điều đó có nghĩa thí sinh không cần thi vẫn có cơ hội học ĐH.

Trao đổi với ĐTTC, PGS.TS Bùi Ngọc Oánh, Hiệu trưởng Trường TC Kinh tế - Kỹ thuật Tây Nam Á, nói: “Việc Bộ GD-ĐT cho các trường ĐH được phép tuyển sinh cả hệ TCCN, CĐ, thậm chí có trường tự tổ chức xét tuyển lớp 9 vào dạy văn hóa lên lớp 12... khiến nguồn dự tuyển của các trường nghề cạn kiệt. Một khi trường ĐH đào tạo hệ TC chắc chắn phụ huynh, học sinh sẽ chọn trường ĐH thay vì vào trường nghề. Nguy hiểm hơn là học sinh đang học trường mình thấy trường ĐH nào đó tổ chức xét tuyển dễ dãi quá rồi chuyển sang đó học”.

Việc cho phép xét tuyển, liên thông ở các bậc học thoải mái tại các trường ĐH có thể nói đã mở ra cơ hội cho người học. Điều này giải thích lý do tại sao học sinh chọn trường ĐH để có cơ hội học liên thông. Trong khi đó, theo quy định của Bộ GD-ĐT, học sinh trường nghề muốn liên thông lên ĐH lấy bằng chính quy phải thi tuyển giống như học sinh THPT hoặc phải đợi sau 36 tháng. Quy định này vô hình trung không khuyến khích các em đi vào các trường nghề.

“Học viên đã học CĐ liên thông chẳng qua là bổ sung một lượng kiến thức để đạt tới trình độ cao, thì không thể thi như các bạn học ở phổ thông” - ông Lê Quốc Bình nêu quan điểm.

--------------------

Bài cuối: Tự tìm lối thoát

Các tin khác