Thụt thu ngân sách: Cấp bách nhưng không thể tận thu

(ĐTTCO) - Việc Bộ Tài chính (BTC) đề xuất trong dự thảo tăng thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với các loại xăng dầu lên kịch khung như “giọt nước tràn ly”, gây phản ứng trong cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Bởi trước đó, BTC đã từng đề xuất tăng rất nhiều loại thuế, như đánh thuế tài sản, tăng thuế giá trị gia tăng… Những đề xuất này cho thấy bộ đang bị sức ép lớn về nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) khi hội nhập nhiều khoản thuế về 0%. Liệu quyết sách tận thu của BTC có thuyết phục?
Thụt thu ngân sách: Cấp bách nhưng không thể tận thu ảnh 1  
Cứ hụt thu lại tăng thuế
Với lý do trong bối cảnh thuế nhập khẩu giảm khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA), nợ công cao, sức ép trả nợ ngày càng lớn… tăng thuế là cần thiết để bù vào việc thu NS giảm, trong vòng hơn 1 năm trở lại đây, BTC liên tục đề xuất điều chỉnh nhiều sắc thuế.
Cuối năm 2017, BTC đưa ra đề xuất sửa cùng lúc 5 luật thuế, bao gồm Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT), Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), Thu nhập cá nhân (TNCN) và Thuế Tài nguyên để cơ cấu lại nguồn thu cho NS. Trong đó, đáng chú ý nhất là tăng thuế GTGT từ 10% lên 12%; bổ sung một số mặt hàng phải áp thuế TTĐB như nước ngọt, trà, cà phê đóng lon; tăng mạnh thuế ô tô bán tải… Theo tính toán, với việc điều chỉnh các sắc thuế này, NSNN thu về khoảng 5.005 tỷ đồng.
 Tăng thuế xăng dầu sẽ gây ra những thiệt hại rất lớn đối với kinh tế xã hội, chẳng hạn như làm tăng chi phí nguyên vật liệu, tăng phí vận tải cho người sử dụng, kéo theo việc tăng giá một loạt mặt hàng, từ đó gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân và doanh nghiệp. Còn mục tiêu chính là thu thuế để BVMT như tên gọi của sắc thuế này lại bị lu mờ so với mục đích thu để bù đắp thiếu hụt NS. 
TS. NGÔ TRÍ LONG,
chuyên gia kinh tế
Cuối tháng 2-2018, bộ này tiếp tục đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường (BVMT) với xăng dầu lên kịch khung, với lý do hiện nay thu NS từ dầu thô giảm và giá xăng Việt Nam đang thấp tương đối so với 122 quốc gia trên thế giới.
Mới đây, Bộ trưởng BTC thừa ủy quyền ký trình lên UBTV Quốc hội, Chính phủ cho áp dụng từ 1-7 tới, vấp phải sự phản đối dữ dội từ cả phía chuyên gia kinh tế lẫn người tiêu dùng. BTC vẫn kiên định với quan điểm tăng kịch khung thuế BVMT với xăng dầu lên mức 4.000 đồng/lít, dự kiến sẽ bổ sung cho NS hơn 57.000 tỷ đồng. 
Cũng trong tháng đầu năm 2018, dư luận dậy sóng khi BTC đề xuất tăng thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương. Bộ này đưa ra 2 phương án thu thuế và có phần nghiêng về phương án tăng thu NS 500 tỷ đồng. Với phương án này, những người có thu nhập trung bình khá, nằm trong khoảng 24-41 triệu đồng/tháng, là những lao động lành nghề, phần lớn có gia đình sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Đặc biệt, ngày 13-4 vừa qua BTC công bố đề xuất đánh thuế tài sản lên nhà đất, ô tô, tàu bay. Điều đáng nói là thay vì đánh thuế tài sản đối với ngôi nhà đất thứ 2 như dự kiến trước đây, BTC đề xuất đánh thuế ngay trên ngôi nhà thứ nhất có giá trị trên 700 triệu đồng, với mức thuế suất 0,3-0,4% dựa trên giá trị xây dựng của ngôi nhà. Với việc đánh thuế tài sản, dự kiến NS được bổ sung 1.500 tỷ đồng.
Trong khi đó, số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, tỷ lệ huy động thuế, phí của Việt Nam hiện nay tuy đã giảm nhiều, nhưng vẫn ở mức bình quân khoảng 20%, cao hơn so Thái Lan 16,1%, Philippines 13,5%, Indonesia 12,4%, Malaysia 14,3%…
So với thu nhập bình quân đầu người chỉ ở mức trung bình của khu vực, nhưng tỷ lệ thu cao hơn đang khiến mỗi người dân Việt Nam phải gánh chịu khoản thuế, phí/GDP gấp 1,4-3 lần so với các nước. Theo báo cáo Môi trường kinh doanh 2017 cũng do WB công bố, tỷ lệ huy động thuế phí đối với doanh nghiệp ở Việt Nam lên tới 39,4% lợi nhuận, tức làm được 10 đồng nộp thuế gần 4 đồng.

Gánh nặng chi thường xuyên và trả nợ
BTC đánh giá nền kinh tế những năm qua khó khăn, hội nhập nhanh, khiến thu NSNN khó khăn. Thực tế, các nguồn thu đều tăng trưởng, nhưng sức ép thu chủ yếu tới từ giảm thu dầu thô do giá dầu giảm, sức ép chi thường xuyên và trả nợ lớn.
Cụ thể, thu dầu thô giảm từ mức bình quân 5,2% GDP giai đoạn 2006-2010 xuống còn dưới 1% hiện nay. Dù vậy, số thu NSNN hàng năm vẫn tăng vượt kế hoạch đặt ra. Năm 2015, thu NS đạt hơn 989.000 tỷ đồng (vượt 8,6% dự toán); năm 2016 thu hơn 1 triệu tỷ đồng (vượt 7,8% dự toán); năm 2017 thu hơn 1,28 triệu tỷ đồng (vượt 5,9% dự toán).
Trong khi ở khâu chi, dù kế hoạch chi đầu tư phát triển 3 năm qua gần như không đổi, nhưng thực tế giải ngân rất thấp. Như năm 2015, giải ngân đầu tư phát triển chỉ đạt 79% kế hoạch, chi từ trái phiếu chính phủ chỉ đạt 72% kế hoạch; năm 2016, hai khoản chi này chỉ đạt lần lượt 77% và hơn 45%; tới năm 2017, chỉ đạt lần lượt gần 76% và hơn 23%.
Về việc BTC dẫn số thu NS nhiều nước phát triển ở khu vực Tây Âu, các nước có thu
  Chi thường xuyên hàng năm luôn cao cho thấy bộ máy nhà nước cồng kềnh. Chi thường xuyên quá lớn đang là gánh nặng cho NS. Tổng chi NSNN quý I-2018 ước đạt 290.000 tỷ đồng; trong đó chi đầu tư phát triển 35.300 tỷ đồng, chiếm 12,1% tổng chi; chi trả nợ lãi 31.400 tỷ đồng, chiếm 10,8% tổng chi; chi thường xuyên 222.550 tỷ đồng, chiếm 76,7% tổng chi NS. Như vậy, chi thường xuyên lên đến 2/3 tổng chi NS. 
TS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH, 
Viện trưởng Viện Nghiên cứu KT và CS
nhập cao hơn Việt Nam để viện dẫn cho đánh giá tỷ lệ huy động thuế của Việt Nam thấp hơn các nước, đã bị nhiều chuyên gia phản ứng đó là bất hợp lý. Hơn nữa, tỷ lệ thu - chi NS của Việt Nam đang ở mức trên trung bình so với các nước trong khu vực và các nước có thu nhập tương đương.
Báo cáo của WB cũng chỉ ra rằng, chi NS tiếp tục tăng cao, tổng chi NSNN giai đoạn 2011-2015 chiếm tới 29,2% GDP (tăng so với giai đoạn trước đó). Trong đó, chi thường xuyên chiếm tỷ trọng ngày càng lớn với 70% tổng chi NS hàng năm (thậm chí có năm lớn hơn). Cùng với chi nuôi bộ máy, chi trả nợ cũng ngày càng tăng và trở thành gánh nặng lớn với NS.
WB cũng cảnh báo, biên chế khu vực công của Việt Nam có thể vượt mức bình quân của các quốc gia có thu nhập trung bình trong vài năm tới. Ngoài ra, việc sử dụng tài sản công lãng phí cũng là vấn đề Việt Nam gặp phải và gây sức ép lên NS, trong khi đầu tư công còn dàn trải, lãng phí… Theo đó, chi trả nợ gốc và lãi vay tăng nhanh hơn cả tăng trưởng kinh tế và thu NS, chiếm tới 15% số thu NSNN hàng năm.
Chi thường xuyên luôn ở mức cao, trong khi thu NS từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm, do cắt giảm hàng rào thuế quan thương mại khi Việt Nam tham gia ký kết các FTA song phương hay đa phương. Do đó, Chính phủ buộc phải tăng thu nội địa như thuế TNCN, thuế BVMT, thu về nhà đất… để bù đắp cho sự suy giảm tỷ trọng thu NS từ hoạt động xuất nhập khẩu và từ dầu thô.
Vấn đề đáng lo ngại là tỷ lệ thu trên GDP không thấp hơn các quốc gia khác, nhưng áp lực tăng chi tiêu công vẫn ở mức cao (kể cả chi đầu tư và chi thường xuyên), khiến Việt Nam phải vay nợ và các chỉ số nợ đã sát ngưỡng an toàn. 
Thụt thu ngân sách: Cấp bách nhưng không thể tận thu ảnh 2 Việc Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế BVMT đối với các loại xăng dầu lên kịch khung từ 1-7, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hầu hết các ngành nghề và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chịu tác động bởi giá xăng dầu.
Phải nuôi dưỡng nguồn thu
Theo GS.TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế, giải pháp tăng thuế lúc đầu sẽ giúp NS bớt căng thẳng, nhưng về lâu dài những tác hại của nó rất khó lường. Gánh nặng thuế phí tăng cao làm tăng giá cả, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Việc tăng thuế quá dễ dàng có thể dẫn đến thói quen cứ mỗi khi NS khó khăn, BTC lại có lý do để tăng thuế, phí.
Đến lúc nào đó, BTC có thể mất luôn động lực giải bài toán căn cơ hơn là cơ cấu lại thu - chi NS và cắt giảm mạnh chi tiêu. Như vậy, nền kinh tế và người dân phải gánh chịu thiệt thòi.
“Quyết liệt tiết kiệm và cắt giảm chi thường xuyên, hay xử lý dứt điểm tình trạng sử dụng NSNN lãng phí, thất thoát, thì sẽ không cần phải tăng các loại thuế, phí khác” - GS.TS Đặng Đình Đào nhận định.
Không thể tăng thuế của dân để chi NS thiếu minh bạch, lãng phí. Thời gian vừa qua, vẫn còn tình trạng sử dụng NSNN lãng phí, thất thoát hàng ngàn tỷ đồng, gây mất lòng tin của dân. Nhất là khi nền kinh tế mới phục hồi, đồng loạt tăng nhiều loại thuế sẽ tạo cú sốc cho doanh nghiệp và người dân.
Vì thế, để đảm bảo cân đối thu chi, cần cải thiện nguồn thu thông qua tăng hiệu quả hành thu, tăng hiệu quả thu trên các loại thuế đã có và thuế suất hiện thời, thay vì vội vã áp thêm các loại thuế mới hoặc tăng thuế suất.
Theo đó, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp quyết liệt để thắt chặt chi thường xuyên, như các chính sách tinh giảm biên chế, sắp xếp lại và tinh giản bộ máy. Hạn chế chi tiêu cho các tổ chức đoàn thể, thoái vốn khỏi doanh nghiệp nhà nước cần quyết liệt hơn nữa. Việc tăng thuế phải được cân nhắc trong điều kiện nền kinh tế của đất nước để có mức tăng cho phù hợp.
Nuôi dưỡng nguồn thu thông qua tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phải được đặt lên hàng đầu. Theo đó, cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, tăng thu NS.
Song song với đó, việc hoàn thiện các quy phạm pháp luật về thuế (trong đó có Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật sửa đổi, bổ sung thuế xuất nhập khẩu, Luật Thuế môi trường...) cần được nhanh chóng hoàn thành, giúp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước có cơ sở phát triển vững chắc. Bên cạnh đó, điều quan trọng nhất hiện nay là phải quyết liệt tìm cách giảm chi chứ không phải tăng thu, nhất là các nguồn thu liên quan khả năng cạnh tranh của hộ kinh doanh và doanh nghiệp.
Khi tăng bất cứ loại thuế nào, các cơ quan nhà nước, đặc biệt là BTC phải giải trình được việc thu thuế để làm gì. Thí dụ, nếu tăng thuế xăng để BVMT phải chứng minh rõ là tiền thuế đó được sử dụng để BVMT như thế nào, môi trường được cải thiện ra sao sau khi tăng thuế. Tất cả các yếu tố đó cần phải giải trình rõ ràng, công khai, minh bạch. 

Các tin khác