Dây chuyền “tiền trảm hậu tấu”
Theo khảo sát của phóng viên, đến tháng 7/2017, dự án thủy điện được triển khai xây dựng ngay trong khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông tại xã Tự Do, huyện Lạc Sơn này đã thực hiện được khoảng 50% khối lượng công trình.
Điều đáng nói là, dự án thủy điện mới chỉ có phê duyệt quy hoạch (bởi Ủy ban Nhân dân tỉnh Hoà Bình ngày 10/11/2015), lại không yêu cầu lập ĐTM - một quy định bắt buộc và là một trong những yếu tố quyết định dự án đó có được triển khai hay không.
Cho đến tận ngày 18/7/2016, chủ đầu tư mới có Công văn số 05/VH-MT gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình đề nghị đơn vị này xem xét và cấp giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.
Sau đó gần một tháng, ngày 15/8/2016, ông Đinh Văn Hòa - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình đã ký ban hành Văn bản số 284/XN-STNMT, xác nhận “Công ty Trách nhiệm hữu hạn Văn Hồng đã đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường cho Nhà máy thủy điện Suối Mu.”
Lý giải cho việc các cơ quan chức năng huyện, tỉnh “làm ngơ” cho chủ đầu tư “tiền trảm hậu tấu,” tự ý tiến hành khởi công xây dựng các hạng mục trong dự án thủy điện Suối Mu từ trước khi được chấp thuận Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tận gần nửa năm, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình cho rằng: Thủy điện Suối Mu có công suất 9 MW, nên chỉ cần làm “đăng ký kế hoạch,” không phải lập ĐTM.
Trong khi đó, trao đổi với phóng viên VietnamPlus, đại diện Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định: Việc dự án thủy điện Suối Mu thi công khi chưa có ĐTM, cũng như Giấy đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường là hành vi “vượt đèn đỏ” trái luật.
“Đúng ra, khi đi kiểm tra, nếu phát hiện dự án không thuộc đối tượng ĐTM nhưng không có Giấy đăng ký xác nhận thì phải yêu cầu dừng, khi nào bổ sung mới được phép xây dựng,” vị đại diện Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường nói.
Nhưng không chỉ Giấy đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường xin sau làm trước, trong quá trình điều tra, chúng tôi lại phát hiện dự án thủy điện Suối Mu còn triển khai xây dựng công trình trước khi xin giấy phép đến hơn một năm.
Cụ thể, ngày 3/7/2017, tức sau hơn một năm thi công, dự án này mới được Sở Xây Dựng Hòa Bình cấp Giấy phép xây dựng (Giấy phép xây dựng số 59/GPXD-SXD ngày 3/7/2017, do ông Ngô Ngọc Đức, Giám đốc Sở Xây Dựng tỉnh Hòa Bình ký ban hành).
Theo khảo sát của phóng viên, đến tháng 7/2017, dự án thủy điện được triển khai xây dựng ngay trong khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông tại xã Tự Do, huyện Lạc Sơn này đã thực hiện được khoảng 50% khối lượng công trình.
Điều đáng nói là, dự án thủy điện mới chỉ có phê duyệt quy hoạch (bởi Ủy ban Nhân dân tỉnh Hoà Bình ngày 10/11/2015), lại không yêu cầu lập ĐTM - một quy định bắt buộc và là một trong những yếu tố quyết định dự án đó có được triển khai hay không.
Cho đến tận ngày 18/7/2016, chủ đầu tư mới có Công văn số 05/VH-MT gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình đề nghị đơn vị này xem xét và cấp giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.
Sau đó gần một tháng, ngày 15/8/2016, ông Đinh Văn Hòa - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình đã ký ban hành Văn bản số 284/XN-STNMT, xác nhận “Công ty Trách nhiệm hữu hạn Văn Hồng đã đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường cho Nhà máy thủy điện Suối Mu.”
Lý giải cho việc các cơ quan chức năng huyện, tỉnh “làm ngơ” cho chủ đầu tư “tiền trảm hậu tấu,” tự ý tiến hành khởi công xây dựng các hạng mục trong dự án thủy điện Suối Mu từ trước khi được chấp thuận Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tận gần nửa năm, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình cho rằng: Thủy điện Suối Mu có công suất 9 MW, nên chỉ cần làm “đăng ký kế hoạch,” không phải lập ĐTM.
Trong khi đó, trao đổi với phóng viên VietnamPlus, đại diện Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định: Việc dự án thủy điện Suối Mu thi công khi chưa có ĐTM, cũng như Giấy đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường là hành vi “vượt đèn đỏ” trái luật.
“Đúng ra, khi đi kiểm tra, nếu phát hiện dự án không thuộc đối tượng ĐTM nhưng không có Giấy đăng ký xác nhận thì phải yêu cầu dừng, khi nào bổ sung mới được phép xây dựng,” vị đại diện Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường nói.
Nhưng không chỉ Giấy đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường xin sau làm trước, trong quá trình điều tra, chúng tôi lại phát hiện dự án thủy điện Suối Mu còn triển khai xây dựng công trình trước khi xin giấy phép đến hơn một năm.
Cụ thể, ngày 3/7/2017, tức sau hơn một năm thi công, dự án này mới được Sở Xây Dựng Hòa Bình cấp Giấy phép xây dựng (Giấy phép xây dựng số 59/GPXD-SXD ngày 3/7/2017, do ông Ngô Ngọc Đức, Giám đốc Sở Xây Dựng tỉnh Hòa Bình ký ban hành).
Trên “không biết” vì dưới “không báo”
Trao đổi với phóng viên, Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Sở Xây Dựng tỉnh Hòa Bình, ông Đoàn Tiến Lập khẳng định: ông mới nghe tên dự án thủy điện Suối Mu từ cuối tháng 6/2017, khi chủ đầu tư dự án gửi đơn và hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng. Trước đó, ông “không hề biết” dự án này.
Vậy tại sao một dự án thủy điện to lù lù thi công ồn ào trong hơn 360 ngày có thể “hồn nhiên mọc” trong khu bảo tồn thiên nhiên mà không “ai” biết?
Nghịch lý hơn, đây là một trong những hạng mục xây dựng quy định phải được cấp phép, kiểm tra, giám sát nguy cơ tác động đến môi trường.
Do đâu mà dự án liên tiếp “vượt đèn đỏ” này vẫn “trơ trơ cùng tuế nguyệt” bất chấp mọi bức xúc của nhân dân địa phương, thách thức các cơ quan ngôn luận?
Lý giải sự “không biết” này, ông Đoàn Tiến Lập chia sẻ: Theo phân cấp thì địa phương quản lý việc xây dựng. Phòng chuyên môn của Sở chỉ có 3 người không thể kiểm soát hết được địa bàn với 11 huyện thị địa lý rải rác.
“Nếu có sự vụ gì thì Sở Xây Dựng mới đi kiểm tra, việc thanh tra chủ yếu là xây dựng kế hoạch. Chưa kể, địa bàn vùng sâu vùng xa, ví dụ từ thành phố xuống điểm dự án, khoảng 80km, mà đi thì rất khó,” ông Lập thành thật.
Vị này cũng lưu ý: “Với bất kỳ công trình xây dựng dù lớn hay nhỏ nếu phát sinh trên địa bàn, không có phép thì huyện phải lập biên bản báo cáo lên Sở.”
Chỉ đích danh dự án thủy điện Suối Mu, ông Lập khẳng định, sau khi có thông báo thẩm định kỹ thuật dự án từ Sở Công Thương, cũng như hồ sơ xin cấp phép của chủ đầu tư, đến ngày 3/7/2017, Sở Xây dựng mới thực hiện thủ tục cấp phép xây dựng. Còn trước giờ chưa có báo cáo gì từ huyện.
“Thực ra, nếu công trình đã xây dựng rồi, mà có dấu hiệu của địa phương báo cáo, thì phải xử phạt xong mới cấp Giấy phép xây dựng. Trường hợp phát hiện sai phạm, chúng tôi vẫn có thể thu hồi, xử phạt xong mới cấp lại,” ông Lập nói thêm.
Đại diện Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình cũng thừa nhận, qua thông tin từ báo chí, phản ánh của người dân, Sở Xây dựng mới biết. Ông cũng khẳng định rằng, nếu dự án triển khai xây dựng sai thiết kế thì sẽ rất “to chuyện!”
Trao đổi với phóng viên, Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Sở Xây Dựng tỉnh Hòa Bình, ông Đoàn Tiến Lập khẳng định: ông mới nghe tên dự án thủy điện Suối Mu từ cuối tháng 6/2017, khi chủ đầu tư dự án gửi đơn và hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng. Trước đó, ông “không hề biết” dự án này.
Vậy tại sao một dự án thủy điện to lù lù thi công ồn ào trong hơn 360 ngày có thể “hồn nhiên mọc” trong khu bảo tồn thiên nhiên mà không “ai” biết?
Nghịch lý hơn, đây là một trong những hạng mục xây dựng quy định phải được cấp phép, kiểm tra, giám sát nguy cơ tác động đến môi trường.
Do đâu mà dự án liên tiếp “vượt đèn đỏ” này vẫn “trơ trơ cùng tuế nguyệt” bất chấp mọi bức xúc của nhân dân địa phương, thách thức các cơ quan ngôn luận?
Lý giải sự “không biết” này, ông Đoàn Tiến Lập chia sẻ: Theo phân cấp thì địa phương quản lý việc xây dựng. Phòng chuyên môn của Sở chỉ có 3 người không thể kiểm soát hết được địa bàn với 11 huyện thị địa lý rải rác.
“Nếu có sự vụ gì thì Sở Xây Dựng mới đi kiểm tra, việc thanh tra chủ yếu là xây dựng kế hoạch. Chưa kể, địa bàn vùng sâu vùng xa, ví dụ từ thành phố xuống điểm dự án, khoảng 80km, mà đi thì rất khó,” ông Lập thành thật.
Vị này cũng lưu ý: “Với bất kỳ công trình xây dựng dù lớn hay nhỏ nếu phát sinh trên địa bàn, không có phép thì huyện phải lập biên bản báo cáo lên Sở.”
Chỉ đích danh dự án thủy điện Suối Mu, ông Lập khẳng định, sau khi có thông báo thẩm định kỹ thuật dự án từ Sở Công Thương, cũng như hồ sơ xin cấp phép của chủ đầu tư, đến ngày 3/7/2017, Sở Xây dựng mới thực hiện thủ tục cấp phép xây dựng. Còn trước giờ chưa có báo cáo gì từ huyện.
“Thực ra, nếu công trình đã xây dựng rồi, mà có dấu hiệu của địa phương báo cáo, thì phải xử phạt xong mới cấp Giấy phép xây dựng. Trường hợp phát hiện sai phạm, chúng tôi vẫn có thể thu hồi, xử phạt xong mới cấp lại,” ông Lập nói thêm.
Đại diện Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình cũng thừa nhận, qua thông tin từ báo chí, phản ánh của người dân, Sở Xây dựng mới biết. Ông cũng khẳng định rằng, nếu dự án triển khai xây dựng sai thiết kế thì sẽ rất “to chuyện!”
Quả bóng trách nhiệm trong chân ai?
Trả lời câu hỏi, trách nhiệm thuộc về ai khi để xảy ra sự việc những sai phạm nêu trên, cả Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tự Do và lãnh đạo Ủy ban Nhân dân huyện Lạc Sơn đều khẳng định, dự án được thực hiện theo chủ trương của Ủy ban Nhân dân tỉnh!
Trong khi đó, ông Lập cho rằng các công trình xây dựng như dự án thủy điện Suối Mu do nhiều ngành cùng quản lý, chứ không riêng gì Sở Xây dựng, đồng thời tái khẳng định là việc giám sát xây dựng, kiểm tra báo cáo sai phạm là trách nhiệm của địa phương.
Đáng lưu ý hơn, dự án thủy điện Suối Mu từ khi bắt đầu giải phóng mặt bằng, triển khai thi công đã gặp phải sự phản đối của người dân. Lý do là thủy điện “mọc” lên sẽ làm thay đổi dòng chảy của thác, ảnh hưởng đến du lịch, cũng như nguồn nước phục vụ nông nghiệp, giảm đất canh tác của hàng trăm người dân xã Tự Do.
Thế nhưng, dự án có tổng mức đầu tư hơn 167 tỷ đồng, trong đó vốn vay ngân hàng chiếm 70% này vẫn được triển khai và ngang nhiên tồn tại.
Chẳng những thế, ngày 28/3/2017, ông Nguyễn Văn Quang - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình lại ký Quyết định số 29/QĐ-UBND ngày 28/3/2017, về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư thủy điện Suối Mu, cho phép dự án tiếp tục được thi công.
Trong Quyết định này nêu rõ: Điều chỉnh tên nhà đầu tư Công ty cổ phần thủy điện Văn Hồng do ông Đặng Văn Hồng làm giám đốc, thành Công ty cổ phần thủy điện Suối Mu do ông Nguyễn Đức Tân làm giám đốc.
Các nội dung khác giữ nguyên theo Quyết định đầu tư số 495/QD-UBND ngày 1/11/2015 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình.
Có vẻ như, việc “làm đẹp” hồ sơ từ lập ĐTM đến giấy phép xây dựng đã được tính toán theo đúng quy trình!.
Trả lời câu hỏi, trách nhiệm thuộc về ai khi để xảy ra sự việc những sai phạm nêu trên, cả Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tự Do và lãnh đạo Ủy ban Nhân dân huyện Lạc Sơn đều khẳng định, dự án được thực hiện theo chủ trương của Ủy ban Nhân dân tỉnh!
Trong khi đó, ông Lập cho rằng các công trình xây dựng như dự án thủy điện Suối Mu do nhiều ngành cùng quản lý, chứ không riêng gì Sở Xây dựng, đồng thời tái khẳng định là việc giám sát xây dựng, kiểm tra báo cáo sai phạm là trách nhiệm của địa phương.
Đáng lưu ý hơn, dự án thủy điện Suối Mu từ khi bắt đầu giải phóng mặt bằng, triển khai thi công đã gặp phải sự phản đối của người dân. Lý do là thủy điện “mọc” lên sẽ làm thay đổi dòng chảy của thác, ảnh hưởng đến du lịch, cũng như nguồn nước phục vụ nông nghiệp, giảm đất canh tác của hàng trăm người dân xã Tự Do.
Thế nhưng, dự án có tổng mức đầu tư hơn 167 tỷ đồng, trong đó vốn vay ngân hàng chiếm 70% này vẫn được triển khai và ngang nhiên tồn tại.
Chẳng những thế, ngày 28/3/2017, ông Nguyễn Văn Quang - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình lại ký Quyết định số 29/QĐ-UBND ngày 28/3/2017, về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư thủy điện Suối Mu, cho phép dự án tiếp tục được thi công.
Trong Quyết định này nêu rõ: Điều chỉnh tên nhà đầu tư Công ty cổ phần thủy điện Văn Hồng do ông Đặng Văn Hồng làm giám đốc, thành Công ty cổ phần thủy điện Suối Mu do ông Nguyễn Đức Tân làm giám đốc.
Các nội dung khác giữ nguyên theo Quyết định đầu tư số 495/QD-UBND ngày 1/11/2015 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình.
Có vẻ như, việc “làm đẹp” hồ sơ từ lập ĐTM đến giấy phép xây dựng đã được tính toán theo đúng quy trình!.