Thủy sản khó trăm bề

Mới đây, Cơ quan Thanh tra thực phẩm Canada (CFIA) và Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Australia (DAFF) đã gửi văn bản tới Cục Quản lý chất lượng Nông - Lâm - Thủy sản (NAFIQAD) thuộc Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Việt Nam (NN-PTNT) thông báo tình hình phát hiện dư lượng các chất kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolones (một loại kháng sinh bị cấm sử dụng) trong các lô hàng thủy sản của Việt Nam tăng cao.

Mới đây, Cơ quan Thanh tra thực phẩm Canada (CFIA) và Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Australia (DAFF) đã gửi văn bản tới Cục Quản lý chất lượng Nông - Lâm - Thủy sản (NAFIQAD) thuộc Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Việt Nam (NN-PTNT) thông báo tình hình phát hiện dư lượng các chất kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolones (một loại kháng sinh bị cấm sử dụng) trong các lô hàng thủy sản của Việt Nam tăng cao.

Tại Canada đã có 103 lô hàng thủy sản của Việt Nam bị từ chối nhập khẩu trong 2 năm 2011-2012, còn tại Australia cũng phát hiện 39 lô hàng thủy sản của Việt Nam có dư lượng fluoroquinolones vượt mức cho phép. NAFIQAD đang nỗ lực để tìm giải pháp hỗ trợ DN tránh khỏi nguy cơ bị ngừng xuất khẩu sang 2 thị trường này.

Khó khăn này chưa qua, khó khăn khác lại ập đến. Cá tra Việt Nam rất có thể không còn đường xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, một trong những thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam. Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã quyết định tăng thuế chống bán phá giá cá tra áp cho các DN Việt Nam, tăng 65% so với mức ban đầu.

Cụ thể, mức thuế chống bán phá giá từ 0,77USD/kg lên 1,29USD/kg. Riêng 2 bị đơn bắt buộc là CTCP Vĩnh Hoàn vẫn giữ nguyên mức thuế 0,19USD/kg, còn Việt An (Anvifish) lại bị tăng thuế từ 1,34USD/kg lên 2,39USD/kg, tức tăng gần 80%. Theo các DN Việt Nam, quyết định này không khác nào hình thức triệt đường xuất khẩu cá tra vào Hoa Kỳ.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã khẳng định sẽ theo vụ kiện này đến cùng, nhưng theo đánh giá của một số chuyên gia và DN khả năng thắng rất mong manh. Có nhiều ý kiến cho rằng một phần nguyên nhân là phía Hoa Kỳ muốn bảo vệ ngành sản xuất trong nước, nhưng một phần cũng do chính các DN Việt Nam khi xuất khẩu luôn thiếu tính gắn kết, cạnh tranh lẫn nhau một cách thiếu lành mạnh.

Xuất khẩu gặp khó, quy định trong nước lại chưa thuận lợi khiến VASEP bộn bề trong những kiến nghị nhằm tìm cách cứu DN trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Phía VASEP cho hay, dự thảo thông tư thay thế Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ NN-PTNT quy định việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản đã không giải quyết nội dung kiến nghị chính của VASEP trong hơn 1 năm qua, là không lấy mẫu kiểm nghiệm sản phẩm theo lô hàng xuất khẩu làm điều kiện cấp chứng thư xuất khẩu.

Hiện mỗi năm DN thủy sản Việt Nam phải chi từ 1-4 tỷ đồng cho hoạt động kiểm nghiệm nhà nước và hoạt động tự kiểm.

Có thể nói chưa bao giờ ngành thủy sản phải đứng trước nhiều bài toán cần tìm lời giải như lúc này. Không thể để mất thị trường là quyết tâm có thể nhìn thấy rõ từ phía các cơ quan chức năng cũng như phía VASEP, thế nhưng ngay phía các DN cũng nên thể hiện quyết tâm gắn kết hơn bao giờ hết.

Quyết tâm ấy cần được thể hiện khi đi qua bất kỳ một thị trường nào. Chứ cứ "mất bò mới lo làm chuồng" e rằng rất khó.

Các tin khác