Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, hàng nghìn tỷ USD kích thích liên quan đến đại dịch đã thúc đẩy nhu cầu của người mua sắm tăng vọt, khiến các công ty phải tích trữ hàng có tính chất khan hiếm.
"Khi tôi trò chuyện với một số doanh nghiệp, đã có một chút hoảng sợ rằng chuỗi cung ứng của họ sẽ bị ảnh hưởng", bà Ngozi Okonjo-Iweala cho biết trong một cuộc phỏng vấn tại Hội nghị thượng đỉnh FT châu Phi.
Bà cho biết, các công ty giao hàng đã không lường trước được nhu cầu tăng mạnh khi kinh tế khôi phục sau đại dịch. “Họ giảm bớt nguồn cung cấp container và do đó, hiện nay container đang khan hiếm. Vì mùa lễ hội đang đến gần ở rất nhiều nước trên thế giới, nên những khó khăn này có thể vẫn tiếp diễn”.
“Ít nhất 60% người dân ở nhiều quốc gia giàu có đã được tiêm phòng so với chỉ dưới 2% ở các quốc gia nghèo chỉ đơn giản là sự phân hoá trong quá trình cung cấp vắc xin”, bà Ngozi Okonjo-Iweala và cho biết, đã có sự thất bại trong việc phân phối vắc xin công bằng trên thế giới.
“Các quốc gia giàu có đã cam kết hàng trăm nghìn liều vắc xin cho những quốc gia nghèo hơn, nhưng chưa phân phối đến nơi họ muốn”, bà cho biết thêm.
Bên cạnh đó, bà Okonjo-Iweala cho rằng, chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ có thể dẫn đến sự tách rời thương mại trên toàn thế giới và điều này sẽ làm tổn hại đến tiến trình toàn cầu hoá.
Bà nói rằng, thương mại giữa EU và Trung Quốc đang rất mạnh mẽ. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các cường quốc rất lớn, nên rất khó có 1 nước nào đi được một mình. Không thực sự dễ dàng để mở rộng chuỗi cung ứng, chúng rất phức tạp đối với rất nhiều hàng hóa.
Bà Okonjo-Iweala tuyên bố rằng, Hiệp định Thương mại Tự do lục địa châu Phi (AfCFTA) bao gồm 54 quốc gia, đã đi vào hoạt động trong năm nay, có khả năng khôi phục lại tiềm năng thương mại và công nghiệp của lục địa này. Châu Phi chiếm chưa đến 4% thương mại trên toàn thế giới và hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của châu lục là nguyên liệu thô.