Hội nghị quy tụ hơn 400 đại biểu đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ, Nga, Singapore, Malaysia, Đài Loan…
Với 148 thành viên, Hội nghị thường niên ASPA quy tụ các nhà quản lý khu công viên khoa học - khu công nghệ cao, nhà khoa học có uy tín và lãnh đạo các tổ chức khoa học công nghệ khu vực châu Á và thế giới. Tại hội nghị, các chuyên gia trình bày các tham luận với trọng tâm về công viên khoa học trong khoa học sự sống và phát triển công nghệ hướng tới chất lượng cuộc sống tốt hơn; cơ hội hợp tác phát triển công viên khoa học; quỹ đầu tư mạo hiểm cho các công ty khởi nghiệp; mô hình đô thị thông minh mới; năng lượng tái tạo cho phát triển bền vững và bảo vệ môi trường… Ông Hirohisa Uchida, Chủ tịch Hiệp hội ASPA nhấn mạnh, hội nghị là cơ hội để các thành viên, chuyên gia các nước trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cùng các công nghệ mới mang tính sáng tạo để thúc đẩy phát triển các nền kinh tế một cách bền vững.
Ở góc độ đơn vị đăng cai ASPA 21, thông tin tại hội nghị cho biết, TPHCM luôn xác định phải bứt phá trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Giai đoạn 2011 - 2015, lĩnh vực khoa học và công nghệ của TP tăng 16,9%, cao nhất trong 9 ngành dịch vụ chủ yếu; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế đạt 33,1%, cao hơn mức bình quân cả nước là 29%, trong đó khoa học công nghệ chiếm khoảng 70%. Riêng lĩnh vực công nghệ cao, TPHCM hiện đã thu hút được 130 dự án với tổng mức đầu tư đạt 6,8 tỷ USD, giá trị gia tăng sản phẩm công nghệ cao đạt trung bình 28%. Dự kiến đến năm 2020, lĩnh vực công nghệ cao sẽ đóng góp 10% GRDP của TP.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TPHCM, cho biết, nhằm tăng cường thu hút đầu tư các ngành giàu chất xám, TPHCM đang nỗ lực xúc tiến thành lập công viên khoa học công nghệ với quy mô 200ha, tổng mức đầu tư 4.300 tỷ đồng. Đây là nơi nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến tạo ra các sản phẩm công nghệ xanh, công nghệ thông tin, năng lượng tái tạo, công nghệ vũ trụ…, là nền tảng để TP phát triển kinh tế dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đồng chí Nguyễn Thành Phong kêu gọi các doanh nghiệp tiếp tục mở rộng đầu tư tại TP; cam kết sẽ luôn kiến tạo, đồng hành cùng doanh nghiệp, thực hiện nhất quán các cơ chế, chính sách đã đề ra; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng Chính phủ điện tử - thành phố thông minh; tháo bỏ các điểm nghẽn về cải cách hành chính; đưa đấu giá, đấu thầu thành phương thức chủ yếu phân bổ các nguồn lực trên địa bàn TP.
Với 148 thành viên, Hội nghị thường niên ASPA quy tụ các nhà quản lý khu công viên khoa học - khu công nghệ cao, nhà khoa học có uy tín và lãnh đạo các tổ chức khoa học công nghệ khu vực châu Á và thế giới. Tại hội nghị, các chuyên gia trình bày các tham luận với trọng tâm về công viên khoa học trong khoa học sự sống và phát triển công nghệ hướng tới chất lượng cuộc sống tốt hơn; cơ hội hợp tác phát triển công viên khoa học; quỹ đầu tư mạo hiểm cho các công ty khởi nghiệp; mô hình đô thị thông minh mới; năng lượng tái tạo cho phát triển bền vững và bảo vệ môi trường… Ông Hirohisa Uchida, Chủ tịch Hiệp hội ASPA nhấn mạnh, hội nghị là cơ hội để các thành viên, chuyên gia các nước trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cùng các công nghệ mới mang tính sáng tạo để thúc đẩy phát triển các nền kinh tế một cách bền vững.
Ở góc độ đơn vị đăng cai ASPA 21, thông tin tại hội nghị cho biết, TPHCM luôn xác định phải bứt phá trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Giai đoạn 2011 - 2015, lĩnh vực khoa học và công nghệ của TP tăng 16,9%, cao nhất trong 9 ngành dịch vụ chủ yếu; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế đạt 33,1%, cao hơn mức bình quân cả nước là 29%, trong đó khoa học công nghệ chiếm khoảng 70%. Riêng lĩnh vực công nghệ cao, TPHCM hiện đã thu hút được 130 dự án với tổng mức đầu tư đạt 6,8 tỷ USD, giá trị gia tăng sản phẩm công nghệ cao đạt trung bình 28%. Dự kiến đến năm 2020, lĩnh vực công nghệ cao sẽ đóng góp 10% GRDP của TP.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TPHCM, cho biết, nhằm tăng cường thu hút đầu tư các ngành giàu chất xám, TPHCM đang nỗ lực xúc tiến thành lập công viên khoa học công nghệ với quy mô 200ha, tổng mức đầu tư 4.300 tỷ đồng. Đây là nơi nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến tạo ra các sản phẩm công nghệ xanh, công nghệ thông tin, năng lượng tái tạo, công nghệ vũ trụ…, là nền tảng để TP phát triển kinh tế dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đồng chí Nguyễn Thành Phong kêu gọi các doanh nghiệp tiếp tục mở rộng đầu tư tại TP; cam kết sẽ luôn kiến tạo, đồng hành cùng doanh nghiệp, thực hiện nhất quán các cơ chế, chính sách đã đề ra; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng Chính phủ điện tử - thành phố thông minh; tháo bỏ các điểm nghẽn về cải cách hành chính; đưa đấu giá, đấu thầu thành phương thức chủ yếu phân bổ các nguồn lực trên địa bàn TP.