Triển vọng thị trường vàng 2012

Phục hồi giá trong ngắn hạn

Phục hồi giá trong ngắn hạn

Trong ngắn hạn, những ngày đầu năm 2012 giá vàng đang phục hồi khi những tin tức tốt lành nền kinh tế Hoa Kỳ khiến nhà đầu tư tìm đến các tài sản ít rủi ro, trong đó có vàng. Mặt khác, cuộc họp ngày 3-1-2012 của Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) đã dấy lên kỳ vọng cơ quan này có thể đưa ra các chương trình nới lỏng định lượng nhằm hỗ trợ nền kinh tế.

Những căng thẳng gần đây tại Iran cũng là một yếu tố hỗ trợ cho vàng. Cảnh báo của các chuyên gia trong lĩnh vực dầu mỏ cho thấy nếu như Iran tiến hành khóa một phần eo biển Hormuz có thể khiến cho giá dầu tăng “một cách vô lý”. Những bất ổn này cũng gián tiếp làm tăng giá vàng.

Điều này cũng được ủng hộ về mặt chiêm tinh tài chính, giá vàng thường tăng mạnh 3-9 ngày, khi Thủy tinh Nhật Tâm (Heliocentric Mercury) di chuyển sang cung Nhân Mã (Sagittarius).

Điều này sẽ xảy ra vào ngày 11-1 đến 23-1-2012. Do đó, giá vàng dự kiến vẫn tiếp tục xu hướng tăng trong tháng 1-2012. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật, giá vàng có mức kháng cự mạnh ở 1.630USD/oz. Đây chính là đường trung bình di động 200 ngày và cũng là mức hồi phục 38,2% so với sóng i (vòng tròn).

Do đó, rất có thể giá vàng sẽ giảm trở lại theo xu hướng giảm dài hạn khi chạm phải mức 1.630USD/oz. Nếu như vượt qua, giá vàng có mức kháng cự tiếp theo là 1.642USD/oz, tương ứng với đỉnh sóng iv.

Tiếp đó, nếu vượt quá 62% của sóng i (vòng tròn), giá vàng có thể giao dịch trong khung trên 1.700USD/oz và dưới mức 1.803USD/oz là đỉnh của sóng 2 vào ngày 8-11-2011.

Kịch bản sóng Elliott cho giá vàng chỉ thay đổi khi đỉnh ngày 8-11 bị phá vỡ. Trong khi đó, nếu giá vàng giảm trở lại và phá vỡ đáy sóng i (vòng tròn) tại 1.522USD/oz là tín hiệu cho thấy sóng giảm iii (vòng tròn) sẽ diễn ra rất mạnh.

Về mức 1.300USD/oz

Theo mô hình sóng Elliott, giá vàng đã hoàn tất chu kỳ 5 sóng tăng giá (mức độ sóng thứ cấp) từ năm 2008 đến năm 2011. Ở mức độ sóng nhỏ (minor degree), giá vàng cũng hoàn tất 5 sóng tăng giá từ tháng 1-2010 đến tháng 9-2011. Từ tháng 9 đến nay, giá vàng đang ở giai đoạn hiệu chỉnh của 5 sóng tăng trước đó.

Như vậy, ở mức độ sóng nhỏ, giá vàng có mức chống đỡ tại sóng 4, tức 1.300USD/oz. Trong khi đó, ở mức độ sóng thứ cấp, giá vàng có mức chống đỡ tại sóng (4), tức 1.000USD/oz. Do đó, kỳ vọng trong năm 2012, giá vàng có thể tiếp tục sụt giảm mạnh về các mức chống đỡ trên.

Sự tăng giá của USD trong năm 2012 là nguyên nhân khiến giá vàng vẫn nằm trong xu hướng giảm. Sự suy yếu của EUR do cuộc khủng hoảng nợ công không có lối ra khiến nhu cầu USD tăng cao. Tỷ giá EUR/USD hiện đang ở mức 1,3x nhưng có thể chạm mức 1,1x trong năm 2012.

Chỉ số USD Index hiện ở mức 80 điểm nhưng dự báo có thể chạm mức 90 hoặc 100 điểm trong năm 2012. Nghĩa là chỉ số USD trong rổ tiền tệ nhìn chung tăng giá. Đây chính là điều bất lợi cho nền kinh tế Hoa Kỳ đang phục hồi yếu ớt.

Những báo cáo về hoạt động nhập khẩu vàng của Ấn Độ cũng cho thấy dấu hiệu của nhu cầu vàng đang chững lại. Theo Reuters, nhập khẩu của quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới - Ấn Độ - đã giảm 56% trong quý IV-2011 so với cùng kỳ năm trước khiến khối lượng vàng nhập cả năm giảm 8,4%.

Cụ thể, Ấn Độ nhập 787 tấn vàng trong năm 2011 so với mức 958 tấn vàng trong năm 2010. Nguyên nhân khiến hoạt động nhập khẩu vàng chững lại là do người dân cũng đang có xu hướng chốt lời.

Các tin khác