Trở lại khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải

(ĐTTCO) - Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Vĩ tuyến 17 và cầu Hiền Lương trở thành ranh giới chia cắt 2 miền Nam - Bắc. Ngày nay, khu vực đôi bờ cầu Hiền Lương - Bến Hải đã trở thành Di tích Quốc gia đặc biệt, biểu tượng cho ý chí và khát vọng thống nhất đất nước. 

Những ngày này, nơi từng lưu dấu lịch sử thu hút hàng nghìn du khách từ khắp nơi đến tham quan, tìm hiểu.  

Trở lại khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải

Nhớ ngày thống nhất đất nước, trở lại khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải ảnh 1Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết tháng 7-1954, ở Vĩ tuyến 17, cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải (tại thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) là ranh giới chia cắt hai miền Nam - Bắc. 

Nhớ ngày thống nhất đất nước, trở lại khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải ảnh 2Phải mất đến 21 năm sau ngày bị chia cắt, đất nước mới thống nhất. Ảnh chụp toàn cảnh cầu Hiền Lương - sông Bến Hải năm 1961, nhìn từ bờ bắc, được trưng bày trong “Nhà trưng bày Vĩ tuyến 17 và khát vọng thống nhất”. 

Nhớ ngày thống nhất đất nước, trở lại khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải ảnh 3Toàn cảnh khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Ðôi bờ Hiền Lương-Bến Hải. 

Nhớ ngày thống nhất đất nước, trở lại khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải ảnh 4Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải (tại thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) từng là ranh giới chia cắt hai miền Nam - Bắc, do Pháp xây dựng năm 1952, cây cầu bị bom Mỹ đánh sập năm 1967, được phục chế và khánh thành vào tháng 5-2003. 

Nhớ ngày thống nhất đất nước, trở lại khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải ảnh 5Cầu Hiền Lương có 2 màu xanh - vàng, kết quả của cuộc chiến màu sơn từng diễn ra quyết liệt giữa 2 bờ nam bắc. Cứ phía bờ Bắc sơn màu xanh thì bờ Nam sơn lại màu vàng. Cuộc chiến này kéo dài mãi đến 1960 thì giữ nguyên 2 màu cho đến ngày nay

Nhớ ngày thống nhất đất nước, trở lại khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải ảnh 6Đường ranh giới giữa cầu Hiền Lương

Nhớ ngày thống nhất đất nước, trở lại khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải ảnh 7Cột cờ giới tuyến ở bờ Bắc hiện tại

Nhớ ngày thống nhất đất nước, trở lại khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải ảnh 8Trong cuộc kháng chiến, những cuộc đấu loa, đấu cờ diễn ra bên dòng sông lịch sử cũng khốc liệt không kém

Nhớ ngày thống nhất đất nước, trở lại khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải ảnh 9Cụm tượng đài “Khát vọng thống nhất” nằm ở bờ Nam sông Bến Hải, phía Đông quốc lộ 1A, có diện tích 2.700m2 gồm hai phần: phần bệ đài, với mặt cạnh là mảng phù điêu, được ghép từ nhiều khối đá, có kích cỡ khác nhau, phần tượng đài là hình tượng bà mẹ miền Nam (cao 7,70m) và người con trai (cao 5,50m)

Nhớ ngày thống nhất đất nước, trở lại khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải ảnh 10Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Ðôi bờ Hiền Lương-Bến Hải nhìn từ bờ nam sông Bến Hải.

Nhớ ngày thống nhất đất nước, trở lại khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải ảnh 11Mỗi ngày có hàng ngàn người từ khắp mọi miền đất nước ghé thăm Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải 

Nhớ ngày thống nhất đất nước, trở lại khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải ảnh 12Du khách chụp ảnh lưu niệm khi tham quan cầu Hiền Lương

Nhớ ngày thống nhất đất nước, trở lại khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải ảnh 13Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải được thắp sáng vào buổi tối

Các tin khác