Trung Quốc đại tu quản lý tài chính

Bắc Kinh đang tiến hành điều tra các quan chức, ngân hàng và các nhà quản lý quỹ đầu cơ bị nghi ngờ đã giao dịch chứng khoán bất hợp pháp; thắt chặt những quy định về việc sử dụng nợ để mua cổ phiếu và có kế hoạch đại tu quy chế tài chính lớn nhất trong hơn 1 thập niên.

Bắc Kinh đang tiến hành điều tra các quan chức, ngân hàng và các nhà quản lý quỹ đầu cơ bị nghi ngờ đã giao dịch chứng khoán bất hợp pháp; thắt chặt những quy định về việc sử dụng nợ để mua cổ phiếu và có kế hoạch đại tu quy chế tài chính lớn nhất trong hơn 1 thập niên.

Mục tiêu của kế hoạch nhằm tạo ra một “siêu cơ quan”, kết hợp 3 cơ quan riêng biệt và có thể cả ngân hàng trung ương vào một thực thể duy nhất, đủ sức mạnh và có trách nhiệm giám sát tất cả các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, gồm ngân hàng, bảo hiểm, công ty môi giới, quỹ quản lý tài sản… Cùng với việc hình thành hệ thống tài chính, Trung Quốc lắp ghép các quy định pháp lý từng chút trong thập niên 1990 và đầu những năm 2000. Các cơ quan khác nhau giám sát các ngân hàng, công ty môi giới và công ty bảo hiểm, trong khi ngân hàng trung ương giám sát hệ thống tài chính nói chung. Việc phân chia phức tạp này khiến công tác giám sát rời rạc và không hiệu quả. Mặc dù ngân hàng trung ương thường được mô tả như có vai trò vượt trội, nhưng cả 4 cơ quan giám sát đều có tư cách ngang bộ (người đứng đầu ngang cấp bộ trưởng) và báo cáo cho quốc hội, hoặc văn phòng chính phủ. Nhưng quốc hội đã có rất nhiều việc phải quản, nên khi nào sự việc gần đạt tới mức độ khủng hoảng mới mong được chú ý.

Sự sụp đổ của TTCK hồi giữa tháng 6 là một minh họa rõ rệt. Nhiều tháng trước đó, các nhà phân tích đã liên tục cảnh báo trước sự gia tăng đáng ngại của việc sử dụng đòn bẩy tài chính, khi các NĐT đổ xô vay tiền để mua cổ phiếu. Tuy nhiên, cơ quan giám sát TTCK chỉ nhìn vào dữ liệu môi giới, rồi kết luận rủi ro đã được kiểm soát. Trong khi đó, các nhà cho vay đồng cấp (được giám sát bởi cơ quan quản lý ngân hàng) tạo ra các sản phẩm cho phép NĐT chồng chất nợ nhiều hơn. Đó không phải lần đầu tiên các cơ quan giám sát cố giảm nhẹ những rủi ro ngày càng tăng ở Trung Quốc. Ngân hàng ngầm bùng phát trong 5 năm qua khi các ngân hàng bắt tay với các công ty bảo hiểm, nhà quản lý tài sản và các công ty chứng khoán để khai thác lỗ hổng. Hạn mức vay nợ đối với chính quyền địa phương cũng dễ dàng bị lách khi các tỉnh, thành sử dụng thực thể giống như công ty để vay từ các ngân hàng.

Ảnh minh họa (Economist)
Ảnh minh họa  (Economist)

Các quan chức vẫn chưa nói rõ sẽ cải cách các quy định tài chính như thế nào, nhưng xu hướng chung đã rõ ràng. Kế hoạch 5 năm mới của Đảng Cộng sản TQ cho giai đoạn 2016-20 kêu gọi quản lý phối hợp nhiều hơn. Hồi đầu tháng này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết hệ thống tài chính đã trở nên quá phức tạp để giám sát riêng lẻ. Ông lưu ý rằng nhiều nước đã tạo ra khung pháp lý thống nhất hơn sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Trung Quốc cũng nên học theo. Trong các cuộc thảo luận ở Bắc Kinh, mô hình Anh đã được nghiên cứu. Anh đã bãi bỏ Cơ quan Giám sát Dịch vụ tài chính (FSA), cơ quan có nhiệm vụ giám sát các ngân hàng, cho rằng nó đã thất bại trong việc giữ các nhà băng khỏi cuộc đổ vỡ năm 2008. Vai trò đảm bảo sự ổn định tài chính của nó nay đã được trao cho Ngân hàng Trung ương Anh.

Việc các ngân hàng lớn và các tổ chức tài chính khác thuộc sở hữu nhà nước là một thách thức cho các nhà quản lý Trung Quốc. Nếu cơ quan giám sát ngân hàng báo cáo với ngân hàng trung ương, nó có thể phải hạ cấp xuống dưới bộ (hiện cơ quan này là ngang bộ). Mà như thế, nó có thể chỉ ngang với các ngân hàng lớn trong nước, vì giám đốc các ngân hàng này cũng tương đương cấp thứ trưởng. Vì vậy, trước tiên cần hạ cấp các lãnh đạo ngân hàng, một điều chắc chắn sẽ gặp phản đối mạnh mẽ. Ngoài ra, vấn đề chính trong hệ thống tài chính của Trung Quốc vẫn là sự can thiệp quá mức của chính phủ, chứ không phải hành vi sai trái của cá nhân.

(Theo Economist)

Các tin khác