Tù mù minh bạch nợ công

Đến nay, đã có 297 doanh nghiệp thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa; 159 doanh nghiệp đang tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp; 67 đơn vị đã có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp; 38 doanh nghiệp đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa; 31 doanh nghiệp đã bán cổ phần lần đầu (IPO). Dự tính đến cuối năm 2014 sẽ có khoảng 200 doanh nghiệp và đến cuối quý III-2015 toàn bộ các doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa để tiến hành bán cổ phần lần đầu.

Theo số liệu mới nhất từ Bộ Tài chính, tính đến 30-6-2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án tái cơ cấu 20/20 tập đoàn, tổng công ty nhà nước thuộc thẩm quyền; các bộ và địa phương đã phê duyệt 68 đề án của tổng công ty nhà nước trực thuộc.

Đến nay, đã có 297 doanh nghiệp thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa; 159 doanh nghiệp đang tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp; 67 đơn vị đã có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp; 38 doanh nghiệp đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa; 31 doanh nghiệp đã bán cổ phần lần đầu (IPO). Dự tính đến cuối năm 2014 sẽ có khoảng 200 doanh nghiệp và đến cuối quý III-2015 toàn bộ các doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa để tiến hành bán cổ phần lần đầu.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng nhìn nhận, tiến độ triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước vẫn còn chậm. Nguyên nhân do kinh tế khó khăn nên hoạt động bán cổ phần không được thuận lợi.

Đặc biệt, nguyên nhân quan trọng nhất khiến việc cổ phần hóa không như mong đợi là hiện tượng một số đơn vị, doanh nghiệp không tích cực, chủ động trong tổ chức triển khai vì lo ngại phải công khai các hoạt động sau khi cổ phần hóa.

Thực tế, sau cổ phần hóa, doanh nghiệp phải thực hiện hệ thống quản trị tốt theo chuẩn mực quốc tế thông dụng, đồng thời phải tuân thủ các nguyên tắc của thị trường cạnh tranh lời ăn lỗ chịu, thay cho kiểu làm việc “cha chung không ai khóc” bấy lâu nay. Đặc biệt, khi doanh nghiệp phải minh bạch hóa các hoạt động, quyền lợi của lãnh đạo như lương, thưởng, chế độ sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng.

Dù chỉ ra đúng điểm yếu của doanh nghiệp, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, bản thân Bộ Tài chính lại chưa minh bạch trong nhiều vấn đề, đặc biệt là vấn đề nợ công. Thực tế, vấn đề về nợ công đang làm nóng nghị trường Quốc hội những ngày qua, với những câu hỏi được nhiều đại biểu Quốc hội đặt ra nhưng chưa được Bộ Tài chính trả lời hoặc trả lời chưa thấu đáo, như nợ công nước ta hiện nay là bao nhiêu, chiếm bao nhiêu % GDP, trong ngưỡng hay vượt ngưỡng an toàn?

Hiện tại, dù có rất ít thông tin chính thức về nợ công, song căn cứ vào những thông tin do Bộ Tài chính công bố và một số tổ chức tài chính quốc tế cung cấp, số liệu về nợ công của Việt Nam vẫn không thống nhất. Cụ thể, ngày 27-3-2013, đồng hồ nợ công thế giới (GDC) của Tạp chí The Economist điểm nợ công Việt Nam vượt con số 80 tỷ USD, với tổng dư nợ cả năm tăng 11,2%, chiếm 48% GDP.

Tính trên dân số trên 90,5 triệu người, mỗi người Việt hiện đang gánh trên vai trung bình 887,51USD (gần 20 triệu đồng). Nếu chiếu theo cách tính của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tỷ lệ nợ công của Việt Nam năm 2013 là 49,3% GDP, trong khi Bộ Tài chính công bố tỷ lệ nợ công năm 2013 là 55,7% GDP. Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng báo cáo trước Quốc hội số liệu nợ công được điều chỉnh từ năm 2011 đến ước năm 2015, trong đó nợ công 2013 giảm xuống 54,2% GDP.

Tù mù về số liệu đã đành, Bộ Tài chính còn chậm chạp trong việc nhập thông tin về nợ công. Cho tới nay, chúng ta vẫn chưa xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu chung phục vụ công tác giám sát nợ. Việc giám sát tình hình tuân thủ của các chương trình/dự án, người vay, người được bảo lãnh vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Chính vì vậy, số liệu về nợ công thường chỉ được công bố sau từ 1-1,5 năm.

Chẳng hạn, cho đến thời điểm hiện tại, Trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính mới cập nhật Bảng tin nợ công số 2 (cập nhật ngày 21-10-2013) với số liệu thống kê từ 2010-2012. Tuy nhiên, số liệu nợ công trong bảng tin này cũng chưa đầy đủ thông tin cần thiết.

Báo cáo chỉ bao gồm vài số liệu về tổng quy mô nợ công, trong đó nợ Chính phủ là bao nhiêu, nợ Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương bao nhiêu. Trong khi đó, theo yêu cầu quản lý, báo cáo về nợ công phải có thông tin về chủ nợ và địa chỉ vay nợ, lãi suất cho vay, thời hạn vay, đồng tiền vay và kế hoạch trả nợ.

Có thể nói, một trong những yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất đối với nền kinh tế thị trường là tính công khai, minh bạch. Theo đó, minh bạch hóa là mục tiêu, đồng thời cũng là phương thức hữu hiệu để cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Và không chỉ doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước cũng phải minh bạch trong các hoạt động của mình nhằm tạo nên sự công bằng và thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Các tin khác