Ukraine muốn tấn công Crimea bằng tên lửa do Mỹ cung cấp

Kiev coi bán đảo Crimea là một đầu mối quân sự chính và là mục tiêu hợp pháp cho vũ khí tầm xa của phương Tây.

Tàu chiến "Đô đốc Makarov" của Hạm đội Biển Đen Nga ngoài khơi Sevastopol, Crimea. Ảnh: Getty Images
Tàu chiến "Đô đốc Makarov" của Hạm đội Biển Đen Nga ngoài khơi Sevastopol, Crimea. Ảnh: Getty Images

Phát ngôn viên của Cục Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine, Vadim Skibitskiy, cho biết Kiev coi Bán đảo Crimea là một đầu mối quân sự chính, trung chuyển tất cả các vũ khí thiết bị của Nga tới Ukraine, và là mục tiêu hợp pháp cho vũ khí tầm xa của phương Tây.

Ông Skibitskiy đưa ra nhận xét trên khi xuất hiện trực tiếp trên kênh truyền hình 1+1, trả lời cho câu hỏi liệu Ukraine có thể sử dụng hệ thống tên lửa phóng loạt М142 HIMARS và M270 MLRS do Mỹ sản xuất để tấn công Crimea hay không.

“Ngày nay, Bán đảo Crimea đã trở thành một trung tâm vận chuyển tất cả các thiết bị và vũ khí đến từ Liên bang Nga tới phía nam của đất nước chúng tôi. Đầu tiên, khí tài, đạn dược và vật liệu quân sự được tập trung ở Crimea, sau đó được gửi đi để cung cấp cho lực lượng chiếm đóng của Nga”, ông Skibitskiy tuyên bố.

Quan chức này cho biết thêm, Kiev cũng đang tìm cách tấn công các tàu chiến thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga, đóng tại Crimea. Ông giải thích: Các tàu chiến đang được sử dụng để phóng tên lửa hành trình và do đó “nằm trong số các mục tiêu phải bị tấn công để đảm bảo an toàn cho người dân, các cơ sở của chúng tôi và Ukraine nói chung”.

Những đe dọa kể trên xuất hiện một ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Alexey Reznikov thông báo rằng Kiev đã nhận được các hệ thống tên lửa phóng loạt M270 MLRS đầu tiên. Quan chức này không nói rõ liệu các hệ thống đã được triển khai trên chiến trường hay chưa, cũng như chính xác chúng đến từ đâu. Trước đó, London đã cam kết cung cấp ít nhất 3 hệ thống loại này.

М142 và M270 thực chất là hai biến thể của cùng một hệ thống. M270 thiếu tính cơ động của các hệ thống HIMARS đặt trên xe tải, nhưng mang gấp đôi số ống phóng 277mm, 12 so với 6.

Các hệ thống này chưa đủ phạm vi tấn công cần thiết để tấn công trực diện Bán đảo Crimea của Nga. Mặc dù vậy các hệ thống này có thể được trang bị mô-đun Hệ thống Tên lửa Chiến thuật Quân đội (ATACMS) để phóng tên lửa nặng hơn, có tầm bắn lên tới 300 km.

Ukraine muốn tấn công Crimea bằng tên lửa do Mỹ cung cấp ảnh 1

Tên lửa HIMARS do Mỹ sản xuất.

Trong khi Kiev đang tìm cách có được những loại vũ khí tầm xa như vậy, Washington dường như không muốn chuyển giao chúng vì lo ngại vũ khí loại này sẽ được sử dụng để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga và làm leo thang xung đột đang diễn ra. Tuy nhiên, Crimea dường như là một trường hợp đặc biệt khi cả Washington và Kiev đều không công nhận nó là một phần không thể tách rời của Nga. Crimea đã bỏ phiếu trưng cầu dân ý rời Ukraine và sáp nhập Nga vào tháng 3/2014, sau cuộc đảo chính Maidan do Mỹ hậu thuẫn ở Kiev.

Ukraine dường như đang cố gắng nhắm mục tiêu vào Crimea nói chung và cụ thể là cây cầu Kerch, được xây dựng để đơn giản hóa kết nối từ bán đảo này với đất liền Nga. Việc phá hủy cây cầu đã được các quan chức hàng đầu Ukraine liên tục đưa ra như một ý tưởng trong vài tháng qua bất chấp việc Moskva đã chiếm giữ phía đông nam của Ukraine, thiết lập một kết nối đường bộ với Crimea.

Nga đã đưa quân vào Ukraine vào ngày 24/2, với lý do Kiev không thực hiện các thỏa thuận Minsk, được thiết kế để trao cho các khu vực Donetsk và Lugansk quy chế đặc biệt của Ukraine. Cùng tháng 2/2022, Điện Kremlin công nhận các nước cộng hòa tự xưng ở Donbass là các quốc gia độc lập và yêu cầu Ukraine chính thức tuyên bố mình là một quốc gia trung lập và sẽ không bao giờ gia nhập bất kỳ khối quân sự phương Tây nào. Kiev khẳng định cuộc tấn công của Nga hoàn toàn vô cớ.

Nga đã nhiều lần cảnh báo phương Tây về việc bơm vũ khí cho Ukraine, nhấn mạnh rằng viện trợ như vậy sẽ chỉ kéo dài xung đột và gây thêm thiệt hại cho người dân Ukraine chứ không thay đổi được kết cục cuộc chiến.

Trong khi đó, đầu tháng 7, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo gói viện trợ bổ sung vũ khí và đạn dược cho Ukraine trị giá 820 triệu USD. Đây là gói viện trợ thứ 14 về vũ khí, thiết bị mà Washington chuyển cho Kiev.

Gói viện trợ nói trên bao gồm 2 hệ thống phòng không, bổ sung đạn dược cho các bệ phóng tên lửa chính xác HIMARS mà Mỹ bắt đầu cung cấp cho Ukraine trong tháng 6, 150.000 viên đạn pháo 155mm và 4 radar phòng không. Các hệ thống phòng không gồm hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn và tầm trung, do các hãng sản xuất vũ khí Raytheon và Kongsberg Defence & Aerospace phát triển.

Gói viện trợ bổ sung nói trên được trích ra từ các kho dự trữ của quân đội Mỹ, nâng tổng giá trị vũ khí trang bị mà Washington cung cấp cho Ukraine kể từ khi xung đột với Nga bắt đầu lên 6,9 tỷ USD.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin khác

Chạy nước rút trong đàm phán thuế quan với Mỹ

Chạy nước rút trong đàm phán thuế quan với Mỹ

(ĐTTCO) - Dự kiến, trong ngày 14-7, các Bộ trưởng Thương mại EU nhóm họp bất thường tại Brussels (Bỉ) để quyết định có nên áp thuế 25,5 tỷ USD hàng nhập khẩu nhằm phản ứng việc Mỹ áp thuế riêng đối với thép và nhôm.

Phố Wall dự báo giá vàng tuần này như thế nào?

Phố Wall dự báo giá vàng tuần này như thế nào?

(ĐTTCO) - Cuộc khảo sát về giá vàng hằng tuần mới nhất của Kitco News cho thấy các chuyên gia Phố Wall chia đều giữa hai quan điểm lạc quan và trung lập về triển vọng ngắn hạn của vàng.

Bitcoin lập đỉnh mới, nhà đầu tư nhỏ lẻ do dự

Bitcoin lập đỉnh mới, nhà đầu tư nhỏ lẻ do dự

(ĐTTCO) - Bitcoin liên tiếp thiết lập các mức đỉnh kỷ lục trong tuần này, tuy nhiên theo một nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tiền số, nhà đầu tư nhỏ lẻ dường như vẫn còn do dự quay trở lại thị trường.

Tại sao giá Pi Network lại tăng?

Tại sao giá Pi Network lại tăng?

(ĐTTCO) - Sau nhiều tuần biến động chậm chạp, Pi Coin cuối cùng đã cho thấy sức mạnh, tăng vọt 11% chỉ trong 24 giờ và vượt mốc 0,52 USD.

Chứng khoán Mỹ nhuộm đỏ; Dầu tăng 2%

Chứng khoán Mỹ nhuộm đỏ; Dầu tăng 2%

(ĐTTCO) - Phố Wall giảm điểm vào thứ Sáu (11-7), sau khi S&P 500 đạt mức cao kỷ lục mới và Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế 35% đối với Canada, đồng thời đe doạ sẽ áp thuế quan cao hơn trên diện rộng. Giá dầu tăng khi nhà đầu tư cân nhắc trước những chỉ báo thị trường dầu thô thắt chặt.

Thủ tướng Benjamin Netanyahu, ở giữa, gặp gỡ gia đình các con tin bị giam giữ ở Gaza, tại Washington, DC. Ảnh: GPO

Israel nêu điều kiện để đàm phán ngừng bắn vĩnh viễn

(ĐTTCO) - Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết, Israel sẵn sàng đàm phán về một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn tại Gaza trong thời gian ngừng bắn 60 ngày được đề xuất, nhưng chỉ khi vùng lãnh thổ này được phi quân sự hóa hoàn toàn.

Một tàu container cập cảng Rio de Janeiro ở Rio de Janeiro, Brazil, vào thứ năm, ngày 10-7-2025.

Brazil cảnh báo áp thuế 50% lên hàng hóa Mỹ

(ĐTTCO) - Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva tuyên bố sẵn sàng áp đặt thuế quan trả đũa nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump thực hiện lời đe dọa áp thuế 50% đối với hàng nhập khẩu từ Brazil bắt đầu từ ngày 1-8.

Các container nằm tại cảng Los Angeles, California, ngày 8-7

Ông Trump áp thuế 50% lên Brazil

(ĐTTCO) - Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 9-7 cho biết Hoa Kỳ sẽ áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Brazil, sau cuộc tranh cãi với người đồng cấp nước này. 

Vàng đi ngang khi đồng đô la Mỹ mạnh lên

Vàng đi ngang khi đồng đô la Mỹ mạnh lên

(ĐTTCO) - Giá vàng hầu như không thay đổi do đồng đô la Mỹ mạnh lên đã bù đắp cho tác động của các biện pháp thuế quan mới nhất của Tổng thống Donald Trump. 

Nasdaq lập kỷ lục mới nhờ Nvidia; Giá dầu ổn định

Nasdaq lập kỷ lục mới nhờ Nvidia; Giá dầu ổn định

(ĐTTCO) - Chỉ số S&P 500 tăng điểm vào thứ Tư (9-7), khi cổ phiếu Nvidia đạt được một cột mốc quan trọng và nhà đầu tư theo dõi những cập nhật thuế quan mới nhất từ Tổng thống Trump. Giá dầu ổn định, khi dự trữ dầu thô tại Mỹ bất ngờ tăng vào tuần trước.