DỰ THẢO LUẬT ĐẤU THẦU (SỬA ĐỔI)

Vẫn lo ngại lách luật, tham nhũng

Hôm qua 30-10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi). Cơ bản đồng tình với các nội dung được chỉnh lý, bổ sung trong dự thảo, nhưng nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) vẫn băn khoăn tính khả thi cũng như liệu có ngăn ngừa được lách luật, tham nhũng trong đấu thầu hiện nay.

Hôm qua 30-10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi). Cơ bản đồng tình với các nội dung được chỉnh lý, bổ sung trong dự thảo, nhưng nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) vẫn băn khoăn tính khả thi cũng như liệu có ngăn ngừa được lách luật, tham nhũng trong đấu thầu hiện nay.

Cẩn trọng đấu thầu, hạn chế chỉ định thầu

Theo ĐB Lê Công Đỉnh (Long An), quy định về hạn mức chỉ định thầu tại dự luật sẽ khó thực hiện. Bởi lẽ hiện nay gói thầu do biến động giá và chi phí cao, các công trình đơn giản, sửa chữa nhỏ cũng đã có giá trị trên 1 tỷ đồng.

Do đó, quy định chỉ định xây lắp nhỏ hơn 1 tỷ đồng khó áp dụng, đồng thời số lượng gói thầu đơn giản, giá trị nhỏ phải thực hiện đấu thầu không qua hình thức chỉ định thầu sẽ rất lớn, dẫn đến mất nhiều thời gian, chi phí trong việc tổ chức đấu thầu. Điều này sẽ gây áp lực lớn cho chủ đầu tư và cơ quan thẩm định quản lý đấu thầu.

ĐB Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) cho rằng quy định về đấu thầu hạn chế vẫn còn rất chung, nên cần quy định rõ hơn hoặc đưa vào văn bản hướng dẫn chi tiết dự án có yêu cầu kỹ thuật cao, kỹ thuật có tính đặc thù, bao gồm những dự án nào, các tiêu chí để đánh giá giá thầu, đánh giá nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu hạn chế.

Cần hạn chế hơn nữa các trường hợp được áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế, thậm chí xóa bỏ quy định này, bởi thực tế các dự án có yêu cầu cao về kỹ thuật vẫn có thể áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi. Ngoài ra, việc áp dụng hình thức này càng bị bó hẹp, khả năng bảo đảm tính khách quan, tính cạnh tranh và hạn chế tham nhũng càng lớn.

Về chỉ định thầu, theo ĐB Đồng, hình thức này không nên áp dụng để bảo đảm tính khách quan, minh bạch và phòng, chống tham nhũng một cách triệt để. Nếu áp dụng chỉ nên thực hiện đối với các trường hợp cấp bách cần khắc phục ngay hoặc bí mật an ninh quốc gia, đồng thời để đảm bảo tính khách quan của quy định này.

Chia sẻ quan điểm này, ĐB Nguyễn Doãn Khánh (Phú Thọ), cho rằng quy định chỉ định thầu nhằm áp dụng rất hạn chế cho việc cung ứng các hàng hóa sản phẩm có điều kiện nhất định. Tuy nhiên, trong thời gian qua có trên 7% gói thầu được thực hiện dưới dạng chỉ định thầu.

Điều này cho thấy luật hiện hành còn nhiều quy định sơ hở, chưa chặt chẽ, đã tạo kẽ hở cho chủ đầu tư và nhà thầu lách luật, phát sinh những tiêu cực làm gây thất thoát và lãng phí tài sản của Nhà nước. Vì vậy, khắc phục tình trạng trên, một mặt luật mới cần quy định cụ thể, chặt chẽ hơn các vấn đề liên quan đến chỉ định thầu, điều kiện, thủ tục, trình tự, thẩm quyền trong việc thẩm định quyết định, nhất là đối với các gói thầu liên quan đến xây dựng cơ bản.

Băn khoăn quy định đấu thầu thuốc

Vẫn lo ngại lách luật, tham nhũng ảnh 2Các cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra chưa có đánh giá tác động về đấu thầu thuốc thực tế như thế nào, nên quy định như dự thảo không mới, ngoài nguyên tắc đàm phán giá. Do vậy, việc triển khai sẽ rất khó khăn bởi không có lộ trình thực hiện.Vẫn lo ngại lách luật, tham nhũng ảnh 3

Ông Nguyễn Văn Tiên,
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội

Theo ĐB Phạm Khánh Phong Lan (TPHCM), việc có chương riêng về đấu thầu thuốc trong dự luật là điểm mới, nổi bật. Tuy nhiên, không phải thuốc gì cũng đấu thầu. ĐB Nguyễn Phạm Ý Nhi (Hà Nội) chia sẻ cần quy định về trường hợp đặc thù, bởi đàm phán giá cho trường hợp đặc thù sẽ tạo kẽ hở hoặc lúng túng khi đấu thầu. Ngoài ra, dự luật cũng chưa có điều nào nói tới chất lượng thuốc, thuốc cho cấp quốc gia, địa phương và cơ sở y tế.

Thời gian qua, giá thuốc trong các bệnh viện là điểm nóng khi có sự chênh lệch với bên ngoài, giữa các bệnh viện với nhau. Chính vì vậy phải quy định một cơ quan cụ thể chịu trách nhiệm về giá thuốc để sau này có thể nắm được và xử lý. Về thuốc bảo hiểm y tế, bên cạnh Bộ Y tế, cơ quan bảo hiểm xã hội phải chịu trách nhiệm chính.

Theo đó, cần quy định hẳn một chương về trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội, đồng thời phải tham gia toàn bộ tất cả khâu trong quá trình đấu thầu thuốc bảo hiểm y tế. Cơ quan này có quyền không chi trả các loại thuốc cùng chủng loại, hoặc thuốc có chất lượng nhưng có giá cao hơn giá chung cả nước. Có trường hợp đấu thầu giá thuốc trúng cao hơn gấp 2-3 lần giá chung, nhưng không có cách hóa giải và ngay cơ quan chuyên ngành là Bộ Y tế cũng chưa bao giờ kêu ca về giá thuốc.

ĐB Đinh Thị Phương Lan (Quảng Ngãi) lo ngại quy định về đấu thầu thuốc nếu quá trình đàm phán giá không hiệu quả, có thể dẫn đến hệ lụy đại bộ phận dân cư, người có thu nhập thấp có nguy cơ không bình đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản một cách thuận lợi nhất. Vì sự khác nhau trong quá trình thực hiện đấu thầu và đàm phán giá mua thuốc tại các cơ sở y tế khác nhau.

Do đó, cần thận trọng trong việc dùng cơ chế của thị trường để điều tiết một trong những chức năng cơ bản nhất của Nhà nước là cung cấp dịch vụ công và cụ thể là dịch vụ y tế. Vì vậy, liên quan đến nội dung này cần có những quy định cụ thể hơn.

Các tin khác