Vì sao có thể Sony lỗ 1,1 tỷ USD/năm?

Nếu nhìn vào bảng kết quả hoạt động của Sony, ắt hẳn bạn cho rằng hãng này sẽ cân nhắc việc bán bộ phận kinh doanh phần cứng của mình đi, bởi không có khả năng quản lý một cách thích đáng.

Nếu nhìn vào bảng kết quả hoạt động của Sony, ắt hẳn bạn cho rằng hãng này sẽ cân nhắc việc bán bộ phận kinh doanh phần cứng của mình đi, bởi không có khả năng quản lý một cách thích đáng.

 Howard Stringer-Chủ tịch kiêm CEO của Sony
Howard Stringer-Chủ tịch kiêm CEO của Sony 

Các nhà đầu tư trên Phố Wall đều nhíu mày khi nhìn vào kết quả kinh doanh của Sony trong quý III-2011, tính đến ngày 30-9-2011.

Không chỉ lỗ 350 triệu USD trong quý III-2011, khoản lỗ dự kiến lên tới 1,2 tỷ USD vào cuối năm tài khóa của tập đoàn này tính đến tháng 3-2012 sẽ đánh dấu 4 năm liên tiếp sụt giá cổ phiếu của hãng này.

Sony có cả một danh sách dài những lý do để viện cớ cho khoản lỗ này, từ chuyện kinh doanh tivi khó khăn, cơ sở sản xuất đã bị phá hủy do trận động đất và sóng thần tại Nhật đầu năm 2011, khó khăn do tỷ giá, cho đến lý do thường được sử dụng nhất: “doanh thu thấp hơn dự kiến” – tất cả đều là những lý lẽ quanh co kiểu như “con chuột đã gặm mất bài tập về nhà của em!”.

Một số lý do có thể là sự thực, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất lại không được đề cập đến. Quản trị – vốn là hai từ đáng được kính trọng trong cải cách, tiếp thị và vận hành điện tử tiêu dùng đã bị biến thành bộ máy quan liêu ù lì, vụng về, bảo thủ và phản ứng quá chậm trước những thay đổi trên thị trường, ngay cả khi hãng này rõ ràng đang đâm đầu vào bế tắc.

Vấn đề không nằm ở mảng kinh doanh tivi

Sony nhanh chóng đổ lỗi cho kinh doanh tivi – chỉ riêng mảng này dự kiến sẽ lỗ đến 2,2 tỷ USD trong năm tài khóa. Điều này nằm ngoài dự báo của hãng này hồi năm 2009 – khi đó Sony dự định sẽ chiếm 20% thị phần – tức là đạt doanh số 40 triệu chiếc – vào tháng 3-2013.

Nhưng rồi mọi thứ đi hơi lệch hướng một chút – theo cách nói của ban quản trị. Thị trường tăng trưởng chậm. Doanh số bán tivi đang sụt giảm mạnh tại các nước phát triển.

Màn hình LCD dư thừa đã gây ảnh hưởng tới giá cả. Lúc này, Sony chỉ hi vọng chạm mốc doanh số 20 triệu chiếc tính đến ngày 31-3-2012, và rồi tìm ra cách kiếm tiền ngay cả khi doanh số tiếp tục giảm.

Sony dường như chẳng có ý tưởng gì trong việc tạo ra lợi nhuận ở mảng kinh doanh này. Hơn nữa, vấn đề thực ra cũng không nằm ở mảng tivi.

Năm tài khóa kết thúc vào tháng 3-2012 sẽ đánh dấu 4 năm liên tục sụt giá cổ phiếu của Sony. Dưới đây là nguyên nhân.

Sony thất bại hoàn toàn ở mảng sản phẩm

Sony lúc nào cũng tự cho mình là một công ty sản phẩm. Thật không may, những bộ phận duy nhất đạt kết quả tử tế lại chẳng có liên quan gì đến sản phẩm.

Dưới đây là bảng dự báo thay đổi trong kết quả kinh doanh của Sony trong 2 năm tài khóa 2010-2011 dựa trên kết quả tháng 9 vừa công bố, phân bổ theo lĩnh vực hoạt động:

 

Trừ đơn vị hình ảnh vốn chịu ảnh hưởng chính từ thị trường Hoa Kỳ, doanh thu trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh khác đều sụt giảm trong năm tài khóa 2011. Các đơn vị duy nhất có lợi nhuận kinh doanh dương là hình ảnh, âm nhạc và dịch vụ tài chính.

Vấn đề là do quản trị

Đơn vị kinh doanh truyền thống của Sony – sản phẩm điện tử – chính là vấn đề lớn. Chính những đơn vị này lại được dẫn dắt chủ yếu ở ngoài thị trường Nhật bởi đội ngũ quản trị ù lì của công ty.

Sony đã cải tổ cơ cấu quản lý của mình 2 lần vào năm 2005 và 2009. Cả 2 cần tái cơ cấu đều do CEO Howard Stringer chỉ đạo và có vẻ đều không hiệu quả. Ở thị trường mà tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận là chuyện bình thường với nhiều công ty, Sony gần như là thảm họa duy nhất.

Những tình huống bất thường có thể gây hại cho kết quả hoạt động của Sony. Nhưng đó không phải là cái cớ để Sony vin vào cho việc kinh doanh thất bát.

Cho dù có tái cơ cấu thêm lần nữa cũng chẳng ích gì, bởi cái văn hóa tăng chi phí, giảm cách tân và dìm hiệu suất hoạt động xuống bùn lầy đã ăn sâu vào tổ chức này.

Các tin khác