Vì sao Ninh Bình là điểm 'check in' không thể bỏ qua của khách quốc tế?

(ĐTTCO) - Sau khi được chọn là bối cảnh chính của phim bom tấn Skull Island, Ninh Bình vừa được tạp chí Forbes bình chọn là 1 trong 23 điểm du lịch tuyệt vời nhất thế giới năm 2023. Vậy điều gì làm nên điểm du lịch hấp dẫn nhất Việt Nam này? 
Vì sao Ninh Bình là điểm 'check in' không thể bỏ qua của khách quốc tế?
Cố đô Hoa Lư Ninh Bình.

Cố đô Hoa Lư Ninh Bình.

Quần thể kiến trúc cố đô Hoa Lư Ninh Bình.
Quần thể kiến trúc cố đô Hoa Lư Ninh Bình.

Tạp chí Forbes nhận định, Ninh Bình ngày càng phổ biến trên mạng xã hội, mang đến trải nghiệm chân thực của Việt Nam. Điều này thấy rõ tại Tràng An. Điểm đến sinh thái này mang lại cảm nhận trọn vẹn về một Việt Nam thu nhỏ với cảnh quan đa dạng về rừng, núi, sông và văn hoá sống của người Việt cổ ẩn sâu trong các hang động nơi đây.

Toàn cảnh chùa Bái Đính.
Toàn cảnh chùa Bái Đính.

Mở rộng tour tuyến để tránh tình trạng khách tập trung quá đông tại một điểm đến, gìn giữ môi trường được địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư chung tay. Du lịch xanh, an toàn, thân thiện là hướng đi của Ninh Bình.

3,2 triệu lượt khách đã đến Ninh Bình 3 tháng đầu năm, doanh thu đạt 2.500 tỷ đồng. Quý I, du lịch dịch vụ của Ninh Bình tăng hơn 17,5%, cao nhất trong cơ cấu GRDP. Địa phương này xác định du lịch dịch vụ trở thành bệ đỡ lan tỏa tới các ngành kinh tế khác.

Cố đô Hoa Lư là một quần thể kiến trúc, và mỗi kiến trúc lại mang một nét riêng, tất cả làm nên vẻ cổ kính và hào hùng của di tích lịch sử thời xưa.

Các dấu tích lịch sử vẫn còn lưu lại tại quần thể di tích rất đa dạng và phong phú, gồm các kiến trúc tường thành, hoàng thành, hang động, đền chùa, lăng mộ và nhiều loại công trình kiến trúc khác có giá trị lịch sử và văn hóa cao.

Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng.

Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng.

Đặc biệt nhất, tại đây vẫn còn hai di tích là đền vua Đinh và đền vua Lê. Đây là hai di tích được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17 với nghệ thuật điêu khắc trên gỗ đá vô cùng kì công và đặc sắc. Con đường vào đền vua Đinh dẫn du khách đi dưới tán những hàng cây phượng vĩ ven đường.

Đền vua Lê nằm cách đền vua Đinh 50m cũng cùng chung cấu trúc như thế. Cách đền vua Lê 200 m, là chùa Nhất Trụ, được xây từ đời vua Lê Đại Hành, trước cửa chùa có cột đá, cao 4,16 m hình tám cạnh, khắc bài kinh Lăng Nghiêm do nhà vua làm để dâng nhà Phật.

Đền vua Lê Đại Hành được gọi là đền Hạ và nằm trong khu di tích đặc biệt của cố đô Hoa Lư.

Đền vua Lê Đại Hành được gọi là đền Hạ và nằm trong khu di tích đặc biệt của cố đô Hoa Lư.

Người ta gọi Hoa Lư là kinh thành đá và đền vua Đinh, vua Lê cũng sử dụng nhiều chất liệu từ đá. Ví dụ như khi bước vào sân đền, du khách sẽ thấy long sàn bằng đá tảng và hai con nghê chầu cũng được tạc bằng đá xanh nguyên khối. Vào hậu cung, du khách sẽ thấy tượng thờ vua Đinh được đúc bằng đồng đặt trên tảng đá xanh.

Chùa Nhất Trụ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) nơi lưu giữ Cột kinh Phật hơn 1.000 năm qua.

Chùa Nhất Trụ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) nơi lưu giữ Cột kinh Phật hơn 1.000 năm qua.

Chùa Nhất Trụ, được xây từ đời vua Lê Đại Hành, trước cửa chùa có cột đá, cao 4,16 m hình tám cạnh, khắc bài kinh Lăng Nghiêm do nhà vua làm để dâng nhà Phật.

Cột kinh Phật được làm bằng đá, cao 4,16m; nặng 4,5 tấn. Cột được lắp ghép bằng 6 bộ phận khác nhau bao gồm: Tảng vuông, đế tròn, thân bát giác, thớt bát giác, đấu bát giác và đỉnh hoa sen. Các bộ phận của cột kinh Phật được gắn chặt với nhau bằng “mộng” mà không cần sử dụng chất kết dính. Với kiến trúc độc đáo trên, trải qua hàng ngàn năm nhưng các bộ phận của cột vẫn không tách rời và giữ được vẻ nguyên sơ.

Không chỉ độc đáo về kiến trúc, cột kinh Phật còn là một hiện vật độc bản có giá trị văn hóa, lịch sử to lớn. Trên tám mặt của cây cột đều được khắc chữ Hán, ước có khoảng 2.500 chữ. Tuy nhiên, hiện nay những chữ Hán trên nửa thân dưới của cây cột không còn nguyên vẹn. Phần trên cột còn chữ những cũng không đầy đủ, có chỗ rõ chỗ bị mờ rất khó đọc. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những chữ Hán trên cột đá này là phần văn tự về lạc khoản, kệ kinh nên cột được gọi là cột kinh Phật.

Các địa điểm tâm linh tại Tràng An, ngoài phong cảnh hữu tình, nên thơ phù hợp với những chuyến đi thiên về thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên, KDL Sinh thái Tràng An còn chứa đựng những câu chuyện truyền thuyết dân gian, gắn liền với các địa điểm tâm linh, làm phong phú hơn trải nghiệm của du khách thập phương khi đến với vùng đất địa linh nhân kiệt.

Đền Trình hay còn gọi là phủ Đột

Đền Trình hay còn gọi là phủ Đột

Từ bến thuyền, điểm đến đầu tiên là đền Trình hay còn gọi là phủ Đột nơi thờ 2 vị tướng triều ĐinhTương truyền rằng khi triều đình loạn lạc hai vị tướng đã cùng các bậc trung thần đem ấu chúa Đinh Toàn mới 6 tuổi vào ẩn trong thung hang “Tối Trong”. Sau này 2 vị tướng đó qua đời, nhân dân cố đô đã lập phủ thờ để ghi nhớ tấm lòng trung nghĩa của hai vị tướng này.

Hàng năm, những người dân canh nông khi qua đây vẫn nhớ kính lễ thắp hương tưởng nhớ các ngài và họ tin rằng làm như thế thì năm đó những cây trồng của họ sẽ tránh được sâu bệnh và được mùa.

Phía trước đền có 2 con cá chép đá cỡ lớn, phía dưới có rất nhiều cá chép được người trông coi đền (từ đền) cho ăn thường xuyên.

Đền Cao Sơn, điểm du lịch tâm linh của Tràng An

Đền Cao Sơn, điểm du lịch tâm linh của Tràng An

Đền Cao Sơn là ngôi đền mới được đầu tư xây dựng, thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần. Tương truyền rằng Đinh Bộ Lĩnh từ thuở còn hàn vi đã được mẹ đưa vào sống cạnh đền sơn thần trong động ở vùng núi này. Khi xây dựng kinh đô Hoa Lư, Đinh Tiên Hoàng Đế cũng cho xây dựng 3 ngôi đền để thờ các vị thần trấn giữ ở 3 vòng thành mà dân gian gọi là Hoa Lư tứ trấn.

Các tin khác