Việt Nam vừa là nước xuất khẩu dầu thô vừa là nước nhập khẩu xăng dầu. Tuy nhiên, trong suốt nhiều năm qua, tiêu thụ dầu của Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng. Diễn biến này khiến Việt Nam từ một nước sản xuất dầu trở thành nước tiêu thụ dầu từ năm 2010.
Sự tác động của giá dầu giảm
Tác động rõ ràng đầu tiên của việc giảm giá dầu là lạm phát tiếp tục giảm. Năm 2014, mức giá tiêu dùng bình quân chỉ tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng ban đầu. Giá dầu liên tục giảm trong kỳ thứ 2 khiến mức tăng giá vốn đã yếu của các mặt hàng phi thực phẩm/phi dầu mỏ trong giỏ hàng hóa CPI càng yếu đi do nhu cầu trong nước yếu. Lạm phát có khả năng đạt trung bình 3% so với cùng kỳ năm trước, không đạt mục tiêu của chính phủ đề ra là 5%, do mức giá dầu mới khiến đường lạm phát đi xuống. Chúng tôi nhận thấy giá xăng dầu sẽ tiếp tục giảm trong năm 2015, giảm mạnh nhất trong 13 lần giảm vào năm ngoái. Chú trọng vào các mặt hàng CPI liên quan đến dầu, chúng tôi nhận thấy rằng sự suy giảm dồn tích các chỉ số phụ về vận tải và nhà đất và xây dựng (lần lượt 12,7% và 3,6%) giảm chậm hơn so với mức giảm của giá dầu Brent trong cùng một khung thời gian. Chính sách chủ động quản lý giá bán lẻ xăng dầu, điện, gas của Việt Nam đã giữ biến động giá các mặt hàng này ở mức tương đối thấp.
Chiều hướng giá xăng ở Việt Nam hiện nay phản ánh đúng hơn chiều hướng giá toàn cầu, dù giá bán lẻ vẫn chênh lệch nhiều so với giá thị trường quốc tế. Thay cho việc trước đây giá xăng dầu được điều chỉnh không có cơ sở rõ ràng bởi một vài doanh nghiệp nhà nước chuyên trách, năm 2009 chính sách định giá mới được đưa ra, đánh dấu sự thay đổi mang tính chất hệ thống.
Chính sách định giá này cho phép các công ty phân phối trong nước tăng giá bán xăng dầu nội địa tương ứng nếu giá thế giới tăng dưới 7%. Khi giá thế giới tăng khoảng 7-12%, các công ty trong nước có thể chuyển 60% mức tăng đó sang người tiêu dùng, trong khi chính phủ sẽ chịu phần trăm mức tăng còn lại. Nếu giá thế giới tăng quá 12%, chính phủ sẽ quyết định tỷ lệ tăng tương ứng cho giá trong nước. Khi giá giảm, phải điều chỉnh giá trong nước cho phù hợp. Chính sách này cho thấy giá dầu thế giới thay đổi sẽ dẫn tới giá trong nước thay đổi trong ít nhất 1 tháng.
Nhưng giá dầu giảm sẽ tác động không đáng kể tới thâm hụt ngân sách. Mặc dù thâm hụt ngân sách tiếp tục được cải thiện, chính sách chuyển giá của nhiều mặt hàng tại Việt Nam đã tiêu tốn của nhà nước ít nhất 103.000 tỷ đồng trong năm 2013 (chiếm 2,9% GDP). Tuy nhiên, chi phí cho các khoản trợ cấp xã hội đã giảm so với mốc kỷ lục 4,7% GDP vào năm 2008. Trong 4 năm qua chi phí này gần như giữ ở mốc 2,96% GDP. Do trợ giá của nhà nước không tách khoản hoàn toàn, chúng tôi cho rằng sự thay đổi nhỏ trong trợ cấp xã hội năm 2014 là do giá dầu giảm.
Tính đến tháng 9-2014, ước tính chi phí cho trợ cấp xã hội đã giảm nhẹ khoảng 2,8% GDP. Dù trợ giá đã giảm nhẹ, chúng tôi dự đoán tổng doanh thu thuế từ xuất khẩu dầu thô cũng đã giảm. Dầu thô là nguồn thu lớn của chính phủ do nhà nước áp dụng nhiều khoản thuế khác nhau gồm thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu dầu thô, và thuế thu nhập. Các dự án ưu tiên có rủi ro cao đòi hỏi vốn đầu tư lớn thường bị đánh thuế ở mức cao hơn so với các dự án thông thường.
Giảm xuất khẩu để hỗ trợ tiêu thụ
Đối với hầu hết các nước châu Á, giá dầu giảm là một tín hiệu tích cực với nhiều mức độ khác nhau. Riêng với Việt Nam do mức tiêu thụ dầu vẫn vượt mức tăng trưởng hàng năm 7,5% trong suốt 20 năm qua, đã ảnh hưởng rất lớn đối với mọi ngành nghề, chi tiêu và giá cả. |
Cán cân thương mại sẽ không chịu rủi ro từ việc giá dầu giảm. Trong năm 2014, Việt Nam xuất khẩu 9,2 triệu tấn dầu thô, trong khi nhập khẩu 8,4 triệu tấn xăng dầu. Với phần lớn việc giao dịch dầu ở Việt Nam không được bảo hiểm rủi ro, ngoại thương liên quan đến dầu đã đạt thặng dư hẹp 95,7 triệu USD. Chúng tôi lưu ý rằng xuất khẩu dầu thô đã giảm đáng kể khi nhà máy Dung Quất, nhà máy lọc dầu đầu tiên và duy nhất của Việt Nam đã đi vào vận hành từ năm 2010. Nguồn dầu thô chính của Dung Quất là mỏ Bạch Hổ, chiếm khoảng 40% sản lượng dầu thô của cả nước.
Hơn nữa, Việt Nam tiếp tục gặt hái những thành quả trên mặt trận sản xuất mới, tổng kim ngạch xuất khẩu đã ít bị phụ thuộc vào xuất khẩu dầu thô. Năm 2014, dầu thô chiếm 5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm so với mức 10,8% trong năm 2009. Tương tự, nhập khẩu xăng dầu hiện chiếm 4,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu, giảm so với mức 8,9% trong năm 2009.
Trong khi đó, theo Báo cáo thống kê về Năng lượng thế giới 2014 của BP, Việt Nam nắm giữ 0,3% trữ lượng dầu được phát hiện của thế giới, khoảng 4,4 tỷ thùng. Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam có tỷ lệ dự trữ so với sản xuất cao nhất ở mức 34,5, cao hơn các nước xuất khẩu dầu truyền thống như Brunei, Indonesia và Malaysia.
Dự trữ dầu của Việt Nam chủ yếu là dầu thô loại WTI với mật độ 380-402 API tại 7 lưu vực. Lưu vực mỏ Cửu Long, khu vực ước tính có trữ lượng dầu lớn nhất, đã được khai thác hơn 20 năm và hiện đã bắt đầu có dấu hiệu sụt giảm sản lượng. Trong khi đó, các dự án thăm dò tại 2 lưu vực ngoài khơi nằm ở phía Đông Việt Nam đã bị hoãn do những rủi ro địa chính trị.
Cho đến nay, hầu hết các dự án đều có liên quan đến việc khai thác dầu. Nhà máy lọc dầu Dung Quất sản xuất khoảng 100.000 thùng/ngày, cung cấp không đủ mức tiêu thụ trung bình hiện nay là 378.000 thùng/ngày. Tuy có khả năng giá dầu thấp ở mức mới nhưng chúng tôi vẫn thấy cần phải đầu tư nhiều hơn vào các dự án hạ lưu về sản xuất, phân phối và xuất khẩu. Theo đó, xuất khẩu dầu thô phải giảm để hỗ trợ tiêu thụ trong nước.