Liệu đây có phải là biện pháp mạnh mẽ, hiệu quả để tăng cường quản lý thuê bao di động trả trước, dẹp loạn vấn nạn SIM rác hiện nay?
SIM phải gắn tên người sở hữu
Với Nghị định 49, cơ quan chức năng sẽ tập trung quản lý mạnh vào các nhà mạng, với các quy định như nhà mạng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với hoạt động của các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông, kể cả các điểm ủy quyền. Bà Lê Thị Ngọc Mơ, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông |
Đó là Nghị định 49/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định 25/2011/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông và Điều 30 của Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.
Một trong những điểm mới của Nghị định 49 (có hiệu lực từ 24-7 tới) là không hạn chế số lượng SIM trả trước đối với mỗi cá nhân, tổ chức được sử dụng. Tuy nhiên, với 3 số thuê bao đầu tiên cá nhân chỉ cần xuất trình giấy tờ và ký xác nhận thông tin thuê bao, từ số thuê bao thứ tư trở lên cá nhân cần ký hợp đồng với DN viễn thông. Theo đó, khách hàng đăng ký thuê bao sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng số thuê bao đã được cung cấp.
Khi chuyển quyền sử dụng số thuê bao cho người khác, người chuyển quyền sử dụng và người nhận quyền sử dụng phải thực hiện việc giao kết lại hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung sử dụng số thuê bao với DN viễn thông theo đúng các quy định của pháp luật. Các thuê bao di động sẽ phải tự kiểm tra thông tin thuê bao của mình trên trang thông tin điện tử của DN, hoặc nhắn tin TTTB gửi 1414. Trong quá trình sử dụng người sử dụng thuê bao phải có trách nhiệm cập nhật lại thông tin thuê bao khi phát hiện thông tin thuê bao của mình không đúng hoặc khi nhận được thông báo của DN viễn thông về thông tin thuê bao không đúng quy định.
Theo bà Lê Thị Ngọc Mơ, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT-TT), thời gian gần đây với những biện pháp mạnh mẽ siết chặt quy định quản lý thuê bao trả trước, quy định cột chặt trách nhiệm của nhà mạng trong việc đăng ký thông tin thuê bao cũng như việc đưa ra các chế tài xử phạt nặng, đã từng bước có tác dụng trong việc giải quyết được vấn nạn SIM rác và tin nhắn rác mà không cần quy định hạn chế số SIM trả trước/mạng. Mặt khác, theo bà Lê Thị Ngọc Mơ, xu hướng internet vạn vật đang phát triển mạnh nên số lượng SIM kết nối với máy sẽ nhiều lên, nên quy định 3 SIM/người/mạng không còn phù hợp nữa.
Sẽ phạt nặng nhà mạng vi phạm
Nghị định 49 quy định rõ, SIM thuê bao di động chỉ được cung cấp tại các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông, sẽ không còn hình thức điểm giao dịch được DN viễn thông ủy quyền cho các hộ kinh doanh.
Như vậy, nếu có bất kỳ hành vi sai phạm nào trong việc đăng ký thông tin thuê bao trả trước, nhà mạng sẽ là đối tượng bị xử lý, thay vì đổ trách nhiệm sang đại lý SIM thẻ như trước đây. Điều này đồng nghĩa việc buôn bán gần như tự do trước đây đối với SIM di động trả trước sẽ không còn tồn tại.
Khi chuyển quyền sử dụng số thuê bao cho người khác, người chuyển quyền sử dụng và người nhận quyền sử dụng phải thực hiện việc giao kết lại hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung sử dụng số thuê bao với DN viễn thông theo đúng các quy định của pháp luật. Các thuê bao di động sẽ phải tự kiểm tra thông tin thuê bao của mình trên trang thông tin điện tử của DN, hoặc nhắn tin TTTB gửi 1414. Trong quá trình sử dụng người sử dụng thuê bao phải có trách nhiệm cập nhật lại thông tin thuê bao khi phát hiện thông tin thuê bao của mình không đúng hoặc khi nhận được thông báo của DN viễn thông về thông tin thuê bao không đúng quy định.
Theo bà Lê Thị Ngọc Mơ, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT-TT), thời gian gần đây với những biện pháp mạnh mẽ siết chặt quy định quản lý thuê bao trả trước, quy định cột chặt trách nhiệm của nhà mạng trong việc đăng ký thông tin thuê bao cũng như việc đưa ra các chế tài xử phạt nặng, đã từng bước có tác dụng trong việc giải quyết được vấn nạn SIM rác và tin nhắn rác mà không cần quy định hạn chế số SIM trả trước/mạng. Mặt khác, theo bà Lê Thị Ngọc Mơ, xu hướng internet vạn vật đang phát triển mạnh nên số lượng SIM kết nối với máy sẽ nhiều lên, nên quy định 3 SIM/người/mạng không còn phù hợp nữa.
Sẽ phạt nặng nhà mạng vi phạm
Nghị định 49 quy định rõ, SIM thuê bao di động chỉ được cung cấp tại các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông, sẽ không còn hình thức điểm giao dịch được DN viễn thông ủy quyền cho các hộ kinh doanh.
Như vậy, nếu có bất kỳ hành vi sai phạm nào trong việc đăng ký thông tin thuê bao trả trước, nhà mạng sẽ là đối tượng bị xử lý, thay vì đổ trách nhiệm sang đại lý SIM thẻ như trước đây. Điều này đồng nghĩa việc buôn bán gần như tự do trước đây đối với SIM di động trả trước sẽ không còn tồn tại.
Đối với thuê bao di động có thông tin không đúng quy định, nhà mạng phải thông báo liên tục trong ít nhất 5 ngày, mỗi ngày ít nhất một lần; tạm dừng cung cấp dịch vụ một chiều sau 15 ngày kể từ ngày đầu tiên gửi thông báo; tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông 2 chiều sau 15 ngày tiếp theo và thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ sau 30 ngày kể từ ngày tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông 2 chiều nếu cá nhân, tổ chức không thực hiện cập nhật thông tin thuê bao theo đúng quy định.
Nhà mạng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của các thông tin thuê bao di động thực hiện giao kết hợp đồng.
Liệu có xóa sổ được sim rác khi người người, nhà nhà cùng bán?
Trong vấn đề xử phạt vi phạm, Nghị định 49 tập trung chủ yếu xử phạt các DN viễn thông di động. Cụ thể, sẽ phạt tiền đến 1 triệu đồng trên mỗi số thuê bao đối với nhà mạng trong trường hợp cung cấp dịch vụ cho thuê bao có thông tin không đúng quy định. Phạt tiền đến 30 triệu đồng trên mỗi điểm cung cấp dịch vụ viễn thông đối với nhà mạng trong trường hợp chấp nhận giấy tờ không đúng quy định.
Phạt tiền đến 40 triệu đồng khi bán, lưu thông SIM thuê bao đã nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ và bán SIM thuê bao di động khi không được nhà mạng ký hợp đồng ủy quyền.
Nhà mạng sẽ bị phạt tiền đến 100 triệu đồng khi không thông báo hoặc không yêu cầu các thuê bao thực hiện đăng ký lại thông tin khi phát hiện thông tin thuê bao sai quy định. Mức phạt cũng lên đến 100 triệu đồng đối với người đại diện theo pháp luật của nhà mạng khi không bố trí nhân sự, phương tiện kỹ thuật nhằm bảo đảm khả năng truy nhập cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao của DN để kiểm tra khi nhận được yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…
Như vậy, nếu nhà mạng từ chối việc cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm tra cơ sở dữ liệu thuê bao tập trung sẽ bị xử phạt nặng thay vì chỉ bị nhắc nhở như trước đây. Đây là những mức phạt mà trước đây chưa hề được áp dụng hoặc chỉ áp dụng ở mức thấp khi nhà mạng vi phạm.
Như vậy, nếu nhà mạng từ chối việc cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm tra cơ sở dữ liệu thuê bao tập trung sẽ bị xử phạt nặng thay vì chỉ bị nhắc nhở như trước đây. Đây là những mức phạt mà trước đây chưa hề được áp dụng hoặc chỉ áp dụng ở mức thấp khi nhà mạng vi phạm.
Nếu Nghị định 49 được áp dụng triệt để, các nhà mạng tuân thủ chặt chẽ, thì chắc chắn vấn nạn SIM rác, tin nhắn rác, cuộc gọi rác sẽ bị đẩy lùi.