5 vấn đề bao gồm: (1) Tăng cường ứng dụng chuyển đổi số, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trên không gian số, (2) Hỗ trợ miễn, giảm các loại thuế, phí hoặc gia hạn nộp thuế, (3) Ổn định kinh tế vĩ mô, (4) Tạo điều kiện tối đa trong tiếp cận các gói hỗ trợ và (5) Rà soát cắt giảm các thủ tục hành chính.
Qua đó có thể thấy, sự gia tăng trong tính cấp thiết của các kiến nghị liên quan đến chuyển đổi số, chính sách về thuế và cải cách thủ tục hành chính so với năm 2021, trong đó nhu cầu tháo gỡ khó khăn trong chuyển đổi số và cải cách thủ tục hành chính ghi nhận mức gia tăng đáng kể so với năm 2020.
Nhìn chung, các doanh nghiệp đều có kỳ vọng lạc quan vào triển vọng tăng trưởng và sinh lời trong năm nay.
Tỷ lệ doanh nghiệp kiến nghị hỗ trợ miễn, giảm các loại thuế, phí hoặc gia hạn nộp thuế cho doanh nghiệp có xu hướng giảm nhẹ trong năm 2021 và tăng trở lại trong năm 2022.
Kiến nghị liên quan đến ổn định kinh tế vĩ mô mặc dù có giảm so với năm 2021 nhưng được doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn so với năm 2020.
Thực tế, trong bối cảnh nỗi lo về lạm phát đang gia tăng sẽ tạo nên áp lực tỷ giá hối đoái dẫn đến tiền Việt Nam đồng bị mất giá, việc thực hiện các chính sách tài khóa, tiền tệ đang đòi hỏi cần phải có sự quyết liệt, vừa gắn với chương trình phục hồi nhưng cũng cũng vừa phải rất khéo léo để ổn kinh tế vĩ mô.
Báo cáo Bảng xếp hạng PROFIT500 - Top 500 Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2022 cho thấy, trong những năm qua, ngành bất động sản - xây dựng luôn giữ thứ hạng cao nhất trong Top các ngành chiếm tỷ trọng lớn về số lượng doanh nghiệp trong Bảng xếp hạng PROFIT500 với tỷ trọng là 22,2%. Theo sau là hai nhóm ngành quen thuộc: ngành tài chính và ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá với tỷ trọng lần lượt 13,7% và 10,7%. Đặc biệt với tỷ trọng 13,7% ở nhóm ngành tài chính, đây được coi là mức tỷ trọng cao nhất trong 6 năm trở lại đây mà nhóm ngành này đạt được. Kết quả khảo sát cũng ghi nhận hơn 2/3 số doanh nghiệp cho biết doanh thu đã quay trở lại hoặc vượt mức trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Đáng chú ý, hoạt động quản lý chi phí của doanh nghiệp tỏ ra khá hiệu quả khi trong nhóm doanh nghiệp vượt và đạt mức doanh thu chỉ có khoảng 6,2% số doanh nghiệp chưa đạt mức lợi nhuận trước đại dịch. Hơn 2/3 doanh nghiệp cho biết áp lực lạm phát đang có xu hướng gia tăng và bất ổn kinh tế - chính trị trên thế giới là những khó khăn lớn nhất mà họ đang phải đối mặt, tiếp theo là gián đoạn do dịch bệnh gây ra (61,5%), đứt gãy chuỗi cung ứng (53,9%), sức mua của người tiêu dùng giảm sút, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp (48,1%) và khó khăn về thiếu nhân lực sản xuất (40,4%). Bên cạnh đó, cũng có tới 78,3% doanh nghiệp dự kiến tăng trưởng từ 5-6,5% (đây là mức dự báo an toàn) và 73,9% số doanh nghiệp tỏ ra lạc quan ở mức vừa phải về triển vọng khả năng sinh lời trong năm nay. |