ADB: Nên duy trì lãi suất thực dương

ADB cảnh báo: "Việc hạ lãi suất quá nhanh có thể đặt VNĐ dưới những áp lực mới.
ADB cảnh báo: "Việc hạ lãi suất quá nhanh có thể đặt VNĐ dưới những áp lực mới.
ADB cảnh báo: "Việc hạ lãi suất quá nhanh
có thể đặt VNĐ dưới những áp lực mới.

(ĐTTC) - Hôm qua 11-4, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố Báo cáo triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2012.

Theo đó, ADB một lần nữa hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2012 của Việt Nam xuống mức 5,7%, sau các mức 6,3% và 6,5% phát đi từ năm ngoái. So với các nước trong khu vực, mức dự báo đối với Việt Nam thấp hơn Lào, Campuchia, Indonesia và Myanmar nhưng cao hơn Singapore, Thái Lan, Malaysia...

Tuy nhiên, ADB cũng cho rằng tốc độ tăng trưởng GDP có thể phục hồi mức 6,2% trong năm 2013 nhờ cải thiện triển vọng phát triển toàn cầu đối với thương mại, đầu tư và khả năng tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm tới.

Đối với lạm phát, ADB dự báo hạ nhiệt trong năm nay, lạm phát trung bình có thể giảm xuống mức sát dưới ngưỡng hai con số, nhưng với điều kiện các chính sách được duy trì đủ chặt chẽ. Tuy nhiên, ADB cho rằng “lạm phát lõi” (không bao gồm thực phẩm và năng lượng) sẽ khó giảm..

Một trong những cảnh báo được ADB đưa ra là tình trạng lãi suất thực âm (lãi suất huy động thấp hơn tỷ lệ lạm phát) sẽ tác động đến tính “tiết kiệm thực” của khách hàng gửi VNĐ. Theo đó, các ngân hàng Việt Nam nên giữ lãi suất thực dương để tăng sức hấp dẫn cho VNĐ cũng như tăng quyền lợi cho người gửi tiền. Chuyên gia kinh tế của ADB tại Việt Nam, ông Dominic Melllor cho rằng điều quan trọng trong điều hành lãi suất là không nên dựa vào con số lạm phát hiện tại mà phải căn cứ vào kỳ vọng lạm phát.

Trước những động thái giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, ADB cảnh báo: "Việc hạ lãi suất quá nhanh có thể đặt VNĐ dưới những áp lực mới. Điều này sẽ giảm hiệu quả những nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng và làm suy yếu dự trữ ngoại tệ. Mặc dù dự trữ ngoại tệ đã được khôi phục một phần song vẫn ở mức thấp (hiện đạt gần 17 tỷ USD, mới bảo đảm được khoảng 2 tháng nhập khẩu), khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương với những cú sốc từ bên ngoài”.

Giám đốc ADB tại Việt Nam, ông Tomoyuki Kimura đưa ra quan điểm: “Đảm bảo an toàn, ngành ngân hàng cần được ưu tiên trước mắt. Yêu cầu dài hạn là xây dựng một hệ thống tài chính đa dạng và hiệu quả, có thể huy động được nguồn vốn đáp ứng cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7-8%. Chính phủ Việt Nam nên duy trì lãi suất thực dương cho người gửi tiền đồng ít nhất 1-2%, đây là mức lãi suất hợp lý”.

Các tin khác