ADB tài trợ 1,38 tỷ USD cải thiện nguồn nước

Ngày 5-5, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu và Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Haruhiko Kuroda đã ký kết gói hỗ trợ tài chính trị giá 1,38 tỷ USD nhằm tăng cường khả năng tiếp cận với nguồn nước sạch trên toàn quốc, bảo vệ rừng và giải quyết vướng mắc về đô thị.

Ngày 5-5, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu và Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Haruhiko Kuroda đã ký kết gói hỗ trợ tài chính trị giá 1,38 tỷ USD nhằm tăng cường khả năng tiếp cận với nguồn nước sạch trên toàn quốc, bảo vệ rừng và giải quyết vướng mắc về đô thị.

Khoản vay đầu tiên trị giá 1 tỷ USD từ ADB sẽ hỗ trợ cho hơn 3 triệu gia đình tại các thành phố của Viêt Nam được tiếp cận nguồn nước sạch, trong đó có hơn 500.000 hộ gia đình nghèo sẽ được đấu nối với nguồn cấp nước lần đầu. Hỗ trợ này là một phần trong chương trình đầu tư tổng thể với trị giá 2,8 tỷ USD.

Tại nhiều thành phố lớn nhất của Việt Nam, 30-40% nước đã qua xử lý bị thất thoát trước khi đến được với người sử dụng. Hơn nữa, 4/10 hộ gia đình không có kết nối với hệ thống cấp nước trung tâm.

Phát biểu tại lễ ký, Chủ tịch ADB Kuroda cho biết: “Hỗ trợ của ADB sẽ trợ giúp nhằm đảm bảo rằng có thêm nhiều người dân Việt Nam được tiếp cận với nguồn nước sạch, có nhiều thành phố có điều kiện sống tốt hơn, những cánh rừng đa dạng về sinh học sẽ được bảo vệ cho thế hệ tương lai”.

Khoản vay tiếp theo trị giá 30 triệu USD từ Quỹ Phát triển châu Á sẽ hỗ trợ hợp tác xuyên biên giới  trong việc bảo vệ khu vực rừng giàu đa dạng sinh học khu vực trung Trường Sơn, chạy dọc khu vực tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam. Đây cũng là một phần trong chương trình lớn hơn hỗ trợ việc bảo tồn những cánh rừng ở Campuchia và Lào. Gói hỗ trợ dành cho Việt Nam bao gồm 8 triệu USD nhằm cải thiện nguồn nước sạch và dịch vụ vệ sinh, cũng như nâng cấp đường bộ nối với khu vực chợ tại 34 cộng đồng người dân tộc nằm trong khu vực dự án. 

Tài nguyên rừng của Việt Nam đang chịu sức ép gia tăng từ sự phát triển kinh tế quá nhanh và biến đổi khí hậu. Bảo tồn được môi trường sống là cần thiết không những để bảo vệ tài sản môi trường quốc gia mà còn bảo tồn sinh kế của các cộng đồng dân tộc bản địa.

Ông Kuroda cho biết thêm: “Phát triển kinh tế bền vững và bảo tồn môi trường luôn gắn kết. Về dài hạn, bảo tồn hai vấn đề gắn kết trên và cải thiện sinh kế sẽ đảm bảo rằng các cánh rừng của Việt Nam và hệ sinh học của nó được quản lý hiệu quả”.

Khoản vay thứ 3 trị giá 350 triệu USD, nằm trong giai đoạn 1 của một gói hỗ trợ tổng trị giá 636 triệu USD. Gói hỗ trợ này sẽ hỗ trợ cho chương trình 1,6 tỷ USD nhằm xây dựng một tuyến cao tốc hiện đại về phía Nam từ TPHCM.

Theo ADB, với dân số thành phố dự tính sẽ tăng hơn 50% vào năm 2025, những con đường mới cần thiết để bổ sung cho các loại hình phương tiện khác như tuyến metro do ADB hỗ trợ nhằm đảm bảo sự lưu thông của người và phương tiện hiệu quả. Hơn 57km đường cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ giúp giảm thiểu lưu lượng giao thông tại TPHCM khi các phương tiện di chuyển từ đông sang tây không cần đi ngang qua trung tâm thành phố. Khi đường cao tốc này được thông xe hoàn toàn vào năm 2017, nó sẽ giúp giảm 80% thời gian di chuyển đông - tây, và cắt giảm số lượng tai nạn giao thông khoảng 10%.

Các tin khác