Amazon phiên bản Nhật

Trong ngành thương mại điện tử thế giới không thể không nhắc đến 4 cột trụ: Amazon, eBay, Alibaba và Rakuten. Trong khi Amazon, eBay là 2 cột trụ phương Tây thì Alibaba và Rakuten là cột đỡ phương Đông. Theo tạp chí Forbes, tính đến tháng 5-2014, giá trị thị trường Amazon đạt 157,52 tỷ USD, eBay 71,01 tỷ USD còn Rakuten đạt 17,65 tỷ USD, Alibaba 9,33 tỷ USD.

Trong ngành thương mại điện tử thế giới không thể không nhắc đến 4 cột trụ: Amazon, eBay, Alibaba và Rakuten. Trong khi Amazon, eBay là 2 cột trụ phương Tây thì Alibaba và Rakuten là cột đỡ phương Đông. Theo tạp chí Forbes, tính đến tháng 5-2014, giá trị thị trường Amazon đạt 157,52 tỷ USD, eBay 71,01 tỷ USD còn Rakuten đạt 17,65 tỷ USD, Alibaba 9,33 tỷ USD.

Năm 1996, một nhân viên ngân hàng Industrial Bank of Japan Hiroshi Mikitani đã từ bỏ công việc có thu nhập và danh tiếng tại Nhật Bản để thành lập nên Rakuten. 3 năm sau, Rakuten tiến hành IPO trên sàn JASDAQ (Nhật Bản). Kể từ đây, không chỉ giới hạn trong hoạt động thương mại trực tuyến, Rakuten còn vươn sang dịch vụ khách sạn trực tuyến, chứng khoán, tiền điện tử, thể thao, truyền thông...

Rakuten Ichiba hiện là trang thương mại điện tử số 1 của Nhật Bản. Hiện Rakuten sở hữu và góp vốn hàng loạt công ty các lĩnh vực: Rakuten Auction, Rakuten Logistics, Rakuten Travel, Rakuten Bank... Hãng này xây dựng chiến lược phát triển dựa trên hệ sinh thái gồm 3 cột trụ: Thương mại điện tử, tài chính và nội dung số.

Không chỉ dừng lại ở thị trường Nhật Bản, Rakuten còn tiến tới đại bản doanh 2 gã khổng lồ Amazon, eBay tại Hoa Kỳ bằng việc mua lại các Buy.com với giá 250 triệu USD năm 2010 và đổi thành thương hiệu "Rakuten.com Shopping". Với chiến lược toàn cầu hóa, Rakuten còn thâu tóm Priceminister (Pháp), Ikeda (Brazil), Play.com (Anh)... để gia nhập các thị trường mới.

Đầu năm 2014, Rakuten một lần nữa gây chú ý khi mua lại ứng dụng nhắn tin Viber với giá 900 triệu USD. Tính đến thời điểm đó, Viber có 345 triệu người dùng trên khắp thế giới. Sau thương vụ này, lượng thành viên đăng ký dịch vụ của Rakuten tăng từ gần 200 triệu lên 500 triệu người dùng. Theo Rakuten, hãng này mua Viber với 3 mục tiêu: Phát triển mô hình Viber độc lập như trò chơi; nắm lấy xu hướng phát triển công nghệ đầy tiềm năng hiện nay và tích hợp Viber vào hệ sinh thái nhằm gia tăng giá trị cho các dịch vụ internet của Rakuten.

Nhiều người ca ngợi Rakuten là "Amazon phiên bản Nhật", nhưng CEO Mikitani cho biết sự so sánh này không chính xác. Trong khi mục tiêu của Amazon là chú trọng vào sản phẩm và khách hàng bằng việc cải thiện việc phân phối và lựa chọn. Đối với Rakuten, mục tiêu lại thiên về trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

"Ở Nhật Bản, nếu bạn đến một quán cà phê, một cửa hàng hay bất kỳ doanh nghiệp địa phương nào sẽ nhận thấy một chuẩn mực rất cao trong dịch vụ cá nhân. Chúng tôi đang tạo ra nhiều câu chuyện, trải nghiệm và liên lạc giữa người mua và người bán" - nhà sáng lập kiêm CEO Rakuten Mikitani chia sẻ.

Hiroshi Mikitani, CEO Rakuten.

Hiroshi Mikitani, CEO Rakuten.

Một điểm khác biệt và tạo ra thành công của Rakuten so với Amazon là chiến lược kết nối tất cả dịch vụ của tập đoàn này tạo ra mạng lưới khách hàng trung thành lớn. Khi sử dụng dịch vụ của Rakuten, những người dùng được tính điểm chung, vì vậy một khách hàng có thể dùng điểm mua hàng trực tuyến từ Rakuten Ichiba để đặt một kỳ nghỉ tại mảng du lịch của tập đoàn này.

Sự linh hoạt của hệ thống điểm này đã trở nên phổ biến với các thành viên giúp số lượng tỷ lệ sử dụng chéo sản phẩm trong hãng lên tới 55,4% năm 2013. Hiện 47 triệu người, tương đương 40% dân số đất nước mặt trời mọc đăng ký Rakuten. Tập đoàn này đang vận hành cho khoảng 40.000 doanh nghiệp và dịch vụ khác nhau trên khắp thế giới. Các cửa hàng trên website được giám sát chặt chẽ, những đơn vị kinh doanh mờ ám đã bị buộc phải rời Rakuten.

Trong mô hình kinh doanh của Mikitani, Rakuten không nắm giữ bất cứ cửa hàng nào. Với một mức phí nhỏ, các nhà bán lẻ có thể nhờ trang web bán hàng thay. Khi một người tiêu dùng đặt hàng sản phẩm qua mạng của Rakuten, đơn đặt hàng sẽ được chuyển đến nhà bán lẻ. Rakuten được nhận 2,6% doanh thu bán hàng cho mỗi đơn hàng thành công. 

Các tin khác