Ấn Độ-Trung Quốc: Nhu cầu bạc tăng 30-50%

* Giá kim cương sẽ tăng trong trung hạn

* Giá kim cương sẽ tăng trong trung hạn

Giá bạc đã tăng 57,1% trong 4 tháng đầu năm 2011, là hàng hóa nóng nhất trên thị trường kể từ đầu năm 2010 tới nay. Nhu cầu tăng mạnh có thể đẩy giá bạc lên các mức cao mới từ gần 50USD/ounce hiện nay. Năm ngoái, bạc tăng giá 83%. 

Các nhà phân tích cho rằng, nhu cầu bạc tại Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tăng 30-50% trong năm nay, có thể đẩy bạc lên các mức cao mới, so với mức gần 50USD/ounce hiện nay. 

Năm ngoái, Trung Quốc là nước nhập khẩu ròng bạc với hơn 3.500 tấn, vì nhu cầu của lĩnh vực công nghiệp và đồ trang sức gia tăng. Khoảng 70% nhu cầu bạc ở Trung Quốc là dành cho công nghiệp. Bạc được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm điện tử, trang sức, sản phẩm công nghiệp như y tế, điện mặt trời và công nghiệp lọc nước. Trung Quốc là nước sản xuất năng lượng mặt trời và điện tử lớn nhất thế giới. 

Còn Ấn Độ tiêu thụ 2.800 tấn bạc trong năm ngoái và dự kiến nhu cầu sẽ vượt 5.000 tấn trong năm nay. 

Người dân ở hai nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới còn tìm đến bạc như một công cụ bảo toàn giá trị tài sản trong bối cảnh lạm phát tăng cao, bất ổn kinh tế và chính trị ở nhiều nơi trên thế giới. Nhu cầu đầu tư bạc ở Ấn Độ chủ yếu đến từ các vùng nông thôn trong khi ở Trung Quốc lại đến từ thành thị. Dự kiến năm nay họ sẽ mua vào nhiều hơn 30% so với năm ngoái.

Nhu cầu mạnh cũng thúc đẩy các nhà khai mỏ khắp thế giới tăng cường sản xuất. Sản lượng bạc vật chất đã tăng từ 27.000 tấn năm 2009 lên 29.000 tấn năm 2010.

Trong khi đó, Tổ chức đánh giá tín dụng Crisil nhận định do nhu cầu kim cương tại Hoa Kỳ cùng các nền kinh tế đang nổi như Trung Quốc và Ấn Độ lớn khiến giá tiếp tục tăng trong trung hạn sau khi tăng 30% trong 1 năm qua. Hơn nữa, nguồn cung cấp kim cương thô dự kiến sẽ thắt chặt tương đương mức nhu cầu.

Nhu cầu kim cương tại hai thị trường Trung Quốc và Ấn Độ tăng 25% trong năm 2010, đóng góp 20% vào tổng nhu cầu kim cương và trang sức bằng kim cương trong năm ngoái, so với chỉ 12% năm 2008.

Ông Gurpreet Chhatwal, giám đốc Crisil nhận định, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là điểm nhấn quan trọng trong sự thay đổi cơ cấu sở thích của người tiêu dùng đối với trang sức bằng kim cương trong dài hạn, dẫn đến tăng trưởng nhu cầu cao. Doanh số bán hàng tại Hoa Kỳ, chiếm 40% tổng tiêu thụ kim cương toàn cầu, đã tăng 7% trong năm 2010 nhờ sự hồi phục trong chi tiêu tiêu dùng và hàng tồn kho của các nhà kinh doanh sụt giảm. Tăng trưởng nhu cầu kim cương tại Hoa Kỳ dự kiến sẽ duy trì mức này trong trung hạn.

Các tin khác