Gia tăng cạnh tranh khi các rào cản bảo hộ trên thị trường tài chính nội địa dần được xóa bỏ, các NH Việt sẽ chịu áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt từ NH nước ngoài. Nhận diện sớm thách thức để sẵn sàng các giải pháp đối phó là vấn đề các NH phải quan tâm ngay từ bây giờ.
Thách thức mở cửa dịch vụ tài chính
Tự do hóa tài chính trong khuôn khổ CPTPP rất cao, với các nội dung cam kết về cung cấp dịch vụ tài chính mới. Theo đó, nhà cung cấp dịch vụ của nước thành viên có thể cung cấp dịch vụ tài chính mới tại thị trường các nước CPTPP khác, nếu các công ty trong nước hoạt động tại thị trường này được phép cung cấp dịch vụ đó.
Nghĩa vụ thương mại qua biên giới (CBT) không được hạn chế khách hàng tiêu dùng dịch vụ tài chính được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ qua biên giới.
Ngày 9-3-2018, Việt Nam đã cùng 10 nước thành viên ký kết Hiệp định CPTPP. Theo đó, chúng ta chính thức tham gia sân chơi CPTPP với nhiều tiêu chuẩn cao về tiếp cận thị trường và bảo hộ nhà đầu tư. Đây vừa là cơ hội, vừa là áp lực và cả động lực để các cơ quan quản lý và tổ chức tài chính trong nước không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh. Bà NGUYỄN THỊ HỒNG, Phó Thống đốc NHNN |
Về chuyển thông tin, các nước thành viên cho phép tổ chức tài chính nước ngoài hoạt động trên thị trường của mình chuyển thông tin dạng điện tử, hoặc dạng khác vào và ra khỏi lãnh thổ, nhằm mục đích xử lý thông tin các hoạt động kinh doanh thông thường.
Trong dịch vụ thanh toán điện tử các giao dịch bằng thẻ, các nước cam kết cho phép các tổ chức thẻ quốc tế như Visa, Master… cung cấp dịch vụ thanh toán bù trừ ở nước ngoài cho các giao dịch thanh toán thẻ. Về cơ chế Ratchet, mọi thành viên phải giữ nguyên trạng các biện pháp hiện hành, nếu sửa đổi chỉ sửa theo hướng tự do hóa hơn.
Những quy định trên của CPTPP sẽ giúp các NHTM Việt Nam có điều kiện tiếp cận nguồn vốn, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm chuyên gia, nâng cao năng lực cạnh tranh… Tuy nhiên, cũng đặt ra nhiều thách thức trong lĩnh vực tài chính NH Việt Nam trong quá trình điều chỉnh và cải cách.
Theo ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank, các NHTM trong nước phải cạnh tranh gay gắt với NH nước ngoài có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý tham gia thị trường tài chính nội địa. Chúng ta có quy định để mở chi nhánh NH tại Việt Nam, NH mẹ phải có tổng tài sản trên 20 tỷ USD; muốn thành lập NH liên doanh hoặc NH con 100% vốn nước ngoài, NH mẹ phải có tổng tài sản trên 10 tỷ USD. Yêu cầu này không quá khó đối với NH nước ngoài.
Bởi với thế mạnh về chất lượng phục vụ và đa dạng dịch vụ, họ sẽ thu hút một lượng lớn khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và một bộ phận không nhỏ khách hàng trong nước.
CPTPP sẽ khai thông dịch vụ tài chính nhưng gây áp lực khi thế mạnh các NH ngoại tràn vào.
Ảnh: VIẾT CHUNG
Ảnh: VIẾT CHUNG
Điều này dẫn đến gia tăng thị phần của NH ngoại, sụt giảm của NH nội địa. Trong khi đó, nhận định về việc gia tăng rủi ro xuyên biên giới, TS. Hà Huy Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, cho rằng việc phát triển và mở rộng các phương thức thanh toán mới, sản phẩm tài chính đa dạng, trong khi hành lang pháp lý, thanh tra, giám sát chưa đủ mạnh sẽ dẫn đến các rủi ro lừa đảo, gian lận, ăn cắp dữ liệu, rửa tiền xuyên quốc gia…
Đồng thời các NH Việt sẽ phải tuân thủ các chuẩn mực quốc tế và nâng cao chất lượng quản trị điều hành. Ngoài ra, NH nội sẽ khó khăn trong việc giữ lao động tay nghề cao, tức sẽ diễn ra sự dịch chuyển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam sang các tổ chức nước ngoài và nội khối CPTPP.
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
Theo TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, so với WTO, trong CPTPP Việt Nam cam kết mở cửa bổ sung một số loại hình dịch vụ mới, như mở cửa dịch vụ nhượng tái bảo hiểm qua biên giới; dành đối xử quốc gia cho các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài một số dịch vụ (xử lý dữ liệu tài chính qua biên giới, tư vấn và các dịch vụ phụ trợ qua biên giới liên quan tới giao dịch tài khoản, tài khoản tự doanh hoặc tài khoản của khách hàng); mở cửa dịch vụ quản lý danh mục đầu tư qua biên giới.
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
Theo TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, so với WTO, trong CPTPP Việt Nam cam kết mở cửa bổ sung một số loại hình dịch vụ mới, như mở cửa dịch vụ nhượng tái bảo hiểm qua biên giới; dành đối xử quốc gia cho các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài một số dịch vụ (xử lý dữ liệu tài chính qua biên giới, tư vấn và các dịch vụ phụ trợ qua biên giới liên quan tới giao dịch tài khoản, tài khoản tự doanh hoặc tài khoản của khách hàng); mở cửa dịch vụ quản lý danh mục đầu tư qua biên giới.
Điều này cho thấy Việt Nam đã sẵn sàng gia tăng mức độ hội nhập và mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, vấn đề là khả năng thực sự của các NH Việt Nam trước cuộc cạnh tranh được dự báo sẽ rất gay gắt trong lĩnh vực dịch vụ tài chính khi CPTTP có hiệu lực.
Ông Nghiêm Xuân Thành nhận xét, năng lực hoạt động của các NHTM Việt Nam còn nhiều hạn chế, còn có khoảng cách so với các NH tiên tiến trong khu vực. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các NH phải tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nhằm củng cố hoạt động kinh doanh chính, nâng cao hiệu quả huy động vốn, tăng trưởng tín dụng, chuyển dịch theo hướng đa dạng hóa cơ cấu thu nhập và nâng cao các chỉ số sinh lời.
Ông Thành cũng kiến nghị cần luật hóa các quy định cần thiết để đảm bảo thực thi các cam kết của CPTPP trong lĩnh vực NH.
Đồng tình với nhận định của ông Thành, TS. Hà Văn Hội, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng những bất cập về quản trị rủi ro tại các NH và nợ xấu hệ thống cần phải được nhanh chóng xử lý.
TS. Tô Huy Vũ, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế NHNN, phân tích thêm, cần nắm bắt lợi ích CPTPP mang lại và xem đó là ưu tiên hàng đầu của các nhà lập chính sách và khối doanh nghiệp. Một điểm quan trọng không kém là cần xây dựng nhận thức đầy đủ về các nghĩa vụ và cơ chế ràng buộc trong khuôn khổ hiệp định CPTPP, nhằm đảm bảo việc thực thi cam kết một cách đầy đủ.