Argentina đổ nợ vì bóng đá?

Nhờ khả năng ghi bàn tuyệt vời của đội trưởng Lionel Messi, Argentina đã lọt vào vòng 1/8 và các fan hâm mộ của họ hy vọng đội nhà có thể đem về chiếc cup vô địch lần đầu tiên kể từ năm 1986.

Nhờ khả năng ghi bàn tuyệt vời của đội trưởng Lionel Messi, Argentina đã lọt vào vòng 1/8 và các fan hâm mộ của họ hy vọng đội nhà có thể đem về chiếc cup vô địch lần đầu tiên kể từ năm 1986.

Vì tình yêu bóng đá, họ đã tạm quên đi những ám ảnh từ lạm phát cao, tăng trưởng chậm và các quỹ kền kền đang lăm le chờ ăn “xác thối”. Tuy nhiên, giới quan sát cảnh báo chính tình yêu bóng đá đang đẩy nền kinh tế Argentina đến tình trạng xấu hơn.

Đối mặt với khan hiếm ngoại tệ, Tổng thống Cristina Fernandez de Kirchner đã làm đủ mọi cách để ngăn dòng tiền chảy ra khỏi đất nước. Hồi đầu năm nay, các nhà chức trách đã áp giới hạn cho các trang mua sắm trực tuyến từ nước ngoài, vốn trở nên phổ biến như một cách mua sắm tiết kiệm của người dân do vật giá ngày càng đắt đỏ.

Dù vậy, lượng dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Argentina đã giảm 30% trong năm ngoái, và hiện chỉ còn 30 tỷ USD - mức thấp nhất từ năm 2006. Điều này làm giảm khả năng chi trả của Argentina đối với nợ công và nhập khẩu, cũng như giảm niềm tin của thị trường quốc tế vào đất nước. Nay, triển vọng tiến xa của đội nhà ở World Cup đồng nghĩa chi tiêu của đội tuyển và các fan hâm mộ ở nước ngoài sẽ cao hơn, làm tăng nỗi ám ảnh về dòng chảy ngoại tệ.

Theo ước tính của Công ty Nghiên cứu kinh tế Perspectivas Economicas có trụ sở ở Buenos Aires, mỗi fan sang Brazil chi tiêu ít nhất 2.000USD, và tổng cộng fan Argentina đã tiêu xài ít nhất 200 triệu USD ở Brazil trong mùa giải này. Trong khi đó, ngày càng có nhiều người Argentina đổ sang Brazil, bất chấp việc có thể xem trực tiếp ở các sân vận động hay không. Trong trận đấu giữa Argentina với Nigeria ở Porto Alegre, các nhà chức trách Brazil ước tính có hơn 100.000 người Argentina đã đổ đến thành phố, dù FIFA cho biết chỉ có 18.000 người trong số họ mua vé vào sân.

Mặc dù các giao dịch thẻ tín dụng Argentina  ở nước ngoài có thể chịu thuế 35% và việc đổi sang tiền USD hay reai của Brazil khá dễ dàng ở chợ đen, tác động đến kinh tế trong nước là không tránh khỏi.

“Đội Argentina càng trụ lâu ở giải đấu, nhu cầu USD càng cao” - Giám đốc Perspectivas Economicas, ông Luis Secco, nói. Dù vậy, tổng số tiền liên quan chỉ là một giọt nước trong đại dương nếu so với những hậu quả tiềm năng của một phán quyết từ Tòa án tối cao Hoa Kỳ hồi đầu tháng này có lợi cho các quỹ đầu tư. Trong thực tế, vụ việc là lý do chính tại sao Argentina lại khan hiếm ngoại tệ như hiện nay.

Các cổ động viên Argentina là lực đẩy cho đội nhà, nhưng là gánh nặng cho nền kinh tế.

Các cổ động viên Argentina là lực đẩy cho đội nhà, nhưng là gánh nặng cho nền kinh tế.

Sau cuộc vỡ nợ năm 2001-2002, Argentina đã không thể trả hoặc duy trì lãi suất cho khoản nợ hơn 100 tỷ USD. Vỡ nợ đồng nghĩa họ không thể vay thêm tiền trên các thị trường quốc tế kể từ đó. Đã có 2 thỏa thuận cấu trúc nợ thành công đạt được vào năm 2005 và 2010, bao phủ đa số trái chủ, những người đồng ý chấp nhận chỉ 1/3 số nợ nguyên gốc. Nhưng các quỹ kền kền NML và Aurelius Capital Management đã mua lại lượng lớn khoản nợ còn lại với giá rẻ và nay tạo áp lực đòi Argentina phải trả nợ nguyên gốc. Dù về mặt đạo đức, những quỹ này bị chỉ trích, nhưng trên pháp lý, họ đã khởi kiện và giành chiến thắng ở hệ thống tư pháp Hoa Kỳ.

Điều đáng lo ngại hiện nay là tất cả những trái chủ nằm ngoài thỏa thuận tái cơ cấu có thể đòi được trả nguyên nợ. Nếu việc này xảy ra Argentina có nguy cơ tái vỡ nợ. Hôm nay, thứ hai 30-6, Argentina đến hạn thanh toán khoản lãi 900 triệu USD cho những người chấp nhận cơ cấu lại nợ.

Đây cũng là ngày phán quyết của tòa án Hoa Kỳ đòi Argentina phải giải quyết với các quỹ kền kền bằng việc giao ra hơn 1,5 tỷ USD. Điều này có thể châm ngòi cho các kiện tụng từ các chủ nợ khác. Chính phủ nói nếu trả hết nguyên nợ cho những bên yêu cầu có thể tới 15 tỷ USD, hơn 1/2 dự trữ ngoại hối của đất nước.

Các tin khác