Đó là ý kiến của Thủ tướng Lý Quang Diệu về vai trò của truyền thông tại một hội nghị của Học viện Báo chí Quốc tế tổ chức ở Helsinki, Phần Lan ngày 9-1-1971.
Theo ông Lý, xét đến bối cảnh một đất nước đa sắc tộc, văn hóa và tôn giáo như Singapore, quan điểm xem báo chí như quyền lực thứ tư của các nước phương Tây không phù hợp. Chính phủ Singapore được người dân tin tưởng để điều hành đất nước ngày càng thịnh vượng.
Do đó, báo chí truyền thông ở Singapore không được tự do, phải nhường chỗ cho nhu cầu bảo vệ hình ảnh toàn vẹn chính trực của bộ máy công quyền, cho mục đích cao cả của chính phủ được người dân bỏ phiếu bầu chọn.
Có lẽ đó chính là lý do khiến Singaporen lại có cơ chế quản lý báo chí chặt chẽ và nghiêm khắc nhất nhì thế giới. Năm 1974, Đạo luật Báo chí và In ấn (NPPA) được ban hành để xây dựng nền tảng pháp lý cho quyền kiểm soát rộng rãi của chính phủ.
NPPA quy định doanh nghiệp báo chí phải có giấy phép mỗi năm gia hạn một lần, cổ phiếu phải được niêm yết công khai và không có cổ đông nào được sở hữu ưu thế.
Những cổ phiếu này không được giao dịch công khai, cổ đông phải được chính phủ chấp thuận. Nói đơn giản, dù báo chí là doanh nghiệp cổ phần, nhưng chính phủ nắm quyết định đối với hội đồng quản trị và những người nắm giữ trọng trách quản lý cấp cao.
Nhờ cơ sở luật pháp này, chính phủ Singapore có thể can thiệp báo chí trong điều hành hoạt động kinh doanh. Năm 1982, chính phủ yêu cầu 2 nhật báo tiếng Hoa sáp nhập thành Công ty Singapore News and Publications Ltd. (SNPL), để kinh doanh hiệu quả hơn thay vì cạnh tranh nhau.
Lượng độc giả tiếng Hoa giảm sút khiến chính phủ chấp thuận việc SNPL xuất bản thêm 1 tờ nhật báo tiếng Anh và trở thành đối thủ của nhật báo The Straits Times (TST). Năm 1984 SNPL lại được sáp nhập với Straits Times Press thành Singapore Press Holdings (SPH), với vị trí độc quyền trên thị trường báo chí sau khi mua lại tờ báo tiếng Tamil.
Năm 2000, chính phủ Singapore tự do hóa thị trường truyền thông qua việc cấp giấy phép kinh doanh truyền hình cho SPH, trong khi Medicacorp (tập đoàn chuyên phát thanh, truyền hình) được phát hành nhật báo Today.
Nhưng sự “chia chác” này không thành công, bởi trong suốt 4 năm sau đó cả 2 công ty này đều lỗ trong lĩnh vực không thuộc sở trường của mình. Kết cục 2 công ty phải hoán đổi 2 cục nợ này cho nhau: SPH tiếp quản tờ Today, còn Mediacorp lấy lại phần kinh doanh truyền hình.
Sự thay đổi này đều có bàn tay quản lý bởi chính phủ Singapore kiểm soát SPH qua các “cổ phiếu quản lý”, còn Mediacorp thuộc Temasek Holdings, tập đoàn đầu tư của chính phủ. Nhờ vị thế độc quyền, SPH cũng trở thành tập đoàn báo chí làm ăn có lãi và dùng số tiền tích lũy để tiếp tục mở rộng qua các dự án đầu tư.
Điều thú vị, dù kiểm soát chặt chẽ về mặt chính trị lẫn kinh tế, chính phủ Singapore không muốn báo chí là cơ quan ngôn luận của mình, mà luôn đòi hỏi tính chuyên nghiệp của những người làm báo.
Trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 150 năm thành lập nhật báo TST ngày 15-7-1995, Thủ tướng Goh Chok Tong, cho rằng Singapore theo mô hình tự do báo chí có trách nhiệm và báo chí phải phục vụ người Singapore, bằng việc đưa tin chính xác, phân tích rõ ràng, diễn giải thông minh những sự kiện và diễn biến qua lăng kính của Singapore và cho tư duy trí tuệ của Singapore.
Yêu cầu của ông Goh được quán triệt. Trong nhiều năm qua, SPH và Mediacorp đã cấp nhiều học bổng nước ngoài, gửi những sinh viên xuất sắc sang các trường đại học hàng đầu thế giới.
Hiện nay, người đứng đầu các tờ báo thuộc SPH đều có trình độ học vấn cao. Trong đó phải kể đến tổng biên tập của TST là Warren Fernandez, đã tốt nghiệp cử nhân ngành chính trị, triết học và kinh tế học tại Đại học Oxford (Anh) và thạc sĩ quản trị công tại Đại học Havard (Mỹ).
2. Theo nhà nghiên cứu Tan Tarn How thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách, một trung tâm nghiên cứu độc lập của Trường chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore, yêu cầu về tính chuyên nghiệp và khả năng thu hút người đọc.
2. Theo nhà nghiên cứu Tan Tarn How thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách, một trung tâm nghiên cứu độc lập của Trường chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore, yêu cầu về tính chuyên nghiệp và khả năng thu hút người đọc.
Điều này phát xuất từ quan điểm của chính đảng cầm quyền là Đảng Hành động Nhân dân (PAP) về chức năng của báo chí truyền thông, được xem như những công cụ cho chính phủ truyền đạt thông điệp của mình.
Nếu báo chí trở nên nhàm chán chẳng ai thèm đọc, chính phủ mất đi một trong những kênh giao tiếp quan trọng với người dân. Theo ông Tan, đã có thời kỳ các tờ báo ở Singapore cần mẫn đưa tất cả những gì các bộ trưởng phát biểu lên trang nhất, nhiều đến mức chính phủ phải yêu cầu không làm nữa.
Báo chí cần có sự cân đối giữa sự ủng hộ chính phủ và tính chuyên nghiệp, và chính phủ Singapore nhận thức rõ những nguy hại của nền báo chí trên bảo dưới nghe.
Cũng theo nhà nghiên cứu Tan Tarn How, với cách vận hành từ lúc PAP nắm chính quyền, mô hình báo chí Singapore có thể gói gọn theo 3 chữ C viết tắt trong tiếng Anh: Compliant (tuân thủ luật pháp và định hướng lãnh đạo), Commercially viable (kinh doanh hiệu quả) và Competent (có năng lực và chuyên nghiệp).
Khác với nhiều nước phương Tây, dù ủng hộ chính phủ nhưng truyền thông vẫn luôn được độc giả tin tưởng và đánh giá cao. Theo một khảo sát mới đây với 4.600 người thuộc độ tuổi, giới tính, sắc tộc khác nhau, được Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen công bố hồi tháng 11 năm ngoái, TST và ấn phẩm khác của SPH vẫn là những sản phẩm truyền thông được người Singapore sẵn sàng trả tiền.
TST vẫn tiếp tục là ấn phẩm tin tức được đọc nhiều nhất của Singapore, với hơn 1,2 triệu độc giả trên các nền tảng báo in, trực tuyến, di động và các nền tảng khác.
Mô hình 3C của báo chí Singapore có tiếp tục thành công trong tương lai hay không, sẽ là câu hỏi thú vị với sự phát triển của internet và truyền thông xã hội. Cũng giống như ở nhiều nước trên thế giới, độc giả Singapore giờ đây có thể tiếp cận nhiều nguồn thông tin đa dạng, không nhất thiết phải dựa vào báo in hay truyền thông chính thống.
Thế nhưng, đây cũng là điều tích cực vì áp lực cạnh tranh sẽ làm báo chí đổi mới để tồn tại và phát triển, chuyên nghiệp hơn, chất lượng hơn và hoạt động hiệu quả hơn. Với góc nhìn đó, mô hình này có thể được xem như thực thể năng động, đáng được báo chí Việt Nam tham khảo và áp dụng trong thực tiễn thể chế và điều kiện kinh tế-chính trị- xã hội cụ thể.