Bất cập cơ chế hậu kiểm

Mới đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phối hợp cùng Bộ Kế hoạch - Đầu tư tổ chức hội thảo lấy ý kiến hoàn thiện Luật DN và Luật Đầu tư (sửa đổi). Tại hội thảo, nhiều ý kiến mong mỏi Quốc hội cân nhắc đưa lên đặt xuống về “cơ chế quản lý DN” hiện nay.

Mới đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phối hợp cùng Bộ Kế hoạch - Đầu tư tổ chức hội thảo lấy ý kiến hoàn thiện Luật DN và Luật Đầu tư (sửa đổi). Tại hội thảo, nhiều ý kiến mong mỏi Quốc hội cân nhắc đưa lên đặt xuống về “cơ chế quản lý DN” hiện nay.

Được ít, mất nhiều

Để có thể làm rõ các vấn đề liên quan đến cơ chế quản lý DN, với vai trò quản lý, Nhà nước luôn mong muốn trật tự kinh doanh của đất nước phải được diễn ra trong quỹ đạo quản lý, nên thường đặt ra các giấy phép con dưới hình thức “giấy chứng nhận điều kiện kinh doanh” để có thể quản lý được.

Thứ hai, với DN, họ luôn mong mỏi các thủ tục kinh doanh ngày càng đơn giản để thành lập được công ty nhanh hơn, hoạt động kinh doanh được nhanh chóng thực hiện, các dự án đầu tư được xúc tiến thuận lợi, dễ dàng hơn, đỡ mất thời gian, ít tốn kém các chi phí cho các thủ tục xin phép…

Để đáp ứng mong mỏi của các DN, Nhà nước đã hình thành cơ chế hậu kiểm, những quy định ràng buộc trước đây như phải chứng minh vốn khi thành lập công ty, hợp đồng thuê trụ sở, các giấy tờ tùy thân đều phải sao y, chứng thực… bị dỡ bỏ.

Việc tuân thủ điều kiện kinh doanh của DN sẽ được cơ quan nhà nước kiểm tra sau như sau 90 ngày CTCP phải góp vốn, 360 ngày  công ty TNHH phải hoàn tất việc góp vốn… Nhưng việc hậu kiểm này gần như không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện, chỉ tổ chức kiểm tra trong những trường hợp có vấn đề.

Theo chúng tôi, cơ chế hậu kiểm được ít nhưng mất nhiều. Cơ quan quản lý nhà nước, quản lý kinh doanh được rảnh rang hơn, không phải làm các thủ tục tiền kiểm đối với DN khi đăng ký kinh doanh. Còn DN chỉ được một vấn đề duy nhất là thời gian tham gia vào thị trường nhanh hơn, nhưng đây có phải cái muốn thực sự của DN làm ăn chân chính không khi họ phải đánh đổi nhiều cái mất. Vậy cơ chế hậu kiểm mất gì?

Có 3 cái mất lớn phổ biến có thể thấy được. Một là, sự mất lòng tin từ các DN đối với Nhà nước. Do cơ chế hậu kiểm nên khi các DN khác thua lỗ, lâm vào tình trạng phá sản sẽ không có đủ số tiền như khi đăng ký kinh doanh để bồi thường thiệt hại cho đối tác.

Hai là, sự ảnh hưởng về số liệu nguồn lực tài chính nội lực của các DN trong nước ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tài chính của Nhà nước, vì Nhà nước không biết thực tế DN Việt Nam có bao nhiêu vốn. Trước mắt, các quốc gia muốn rót vốn ODA cho Việt Nam sẽ phân vân tại sao nội lực Việt Nam mạnh mẽ (theo số ảo đăng ký trên mạng) nhưng không huy động được nguồn vốn nội lực.

Ba là, số liệu vốn đăng ký kinh doanh không chính xác (do đăng ký ảo) sẽ làm mất đi tính hiệu quả xác định lợi nhuận của các DN trong nước với các DN nước ngoài.

Nên “tiền đăng hậu kiểm”?

Sự mất mát của cơ chế hậu kiểm không chỉ dừng lại ở tình trạng phổ biến DN ma, in hóa đơn tài chính ra bán, thiệt hại thất thu ngân sách đối với các khoản thuế GTGT, tổn thất cho các DN mua phải các hóa đơn GTGT không khai báo dẫn đến không được hoàn các khoản thuế GTGT… mà là sự phiền toái khi các cơ quan tiến hành tố tụng vào cuộc điều tra vụ án, làm mất thời gian và có khi lại vướng vào vòng lao lý.

Cơ chế hậu kiểm khiến một DN nước ngoài dễ cả tin tiến đến ký kết một hợp đồng không khả thi, thậm chí gây thiệt hại với một DN Việt Nam có số vốn đăng ký kinh doanh lên đến ngàn tỷ đồng, nhưng thật ra chỉ là vốn ảo.

Những người đứng tên trên giấy phép đăng ký kinh doanh (GCNĐKDN) dễ nhầm lẫn về quyền đối với số vốn chưa góp nhưng đã được xác lập trên GCNĐKDN, cho rằng đã có quyền kể cả khi chưa góp vốn, đòi hỏi những thành viên khác phải mua lại phần góp vốn trên giấy của mình để rút tên ra khỏi GCNĐKDN… đã gây ra không ít khó khăn cho các cơ quan tài phán khi giải quyết tranh chấp thành viên công ty.

Cơ chế hậu kiểm đang gây lúng túng cho DN và cả cơ quan chức năng.

Cơ chế hậu kiểm đang gây lúng túng cho DN và cả cơ quan chức năng.

Vậy tiền kiểm nhưng đơn giản hóa thủ tục kinh doanh được hay không? Có quan điểm cho rằng nếu tiền kiểm không thể đơn giản hóa thủ tục đăng ký kinh doanh được, thậm chí họ cho rằng việc tiền kiểm và đơn giản hóa thủ tục đăng ký kinh doanh là đối lập không thể kết hợp được.

Nhưng chúng tôi cho rằng tiền kiểm và đơn giản hóa thủ tục kinh doanh là 2 công việc độc lập nhưng hoàn toàn có thể kết hợp với nhau được. Như đã phân tích, tôi cho rằng cơ chế hậu kiểm đã để lại cho các DN mất nhiều hơn được, đã làm cho Nhà nước buông lỏng quản lý, nên cần phải cân nhắc bỏ nó đi và giữ lại cơ chế tiền kiểm.

Vấn đề được đặt ra là hoạt động tiềm kiểm sẽ được thực hiện như thế nào trên nền thủ tục hành chính của Nhà nước hiện nay. Nếu nó được thực hiện một cách công khai minh bạch và các thủ tục đăng ký kinh doanh hết sức đơn giản nhưng đảm bảo tính chặt chẽ của hoạt động quản lý nhà nước, cơ chế tiền kiểm sẽ có hiệu quả hơn là duy trì cơ chế hậu kiểm đang gây khó cho cả DN và Nhà nước như hiện nay. 

Các tin khác