Bầu Tổng thống Nga tại Việt Nam

(ĐTTCO) - Người Nga có thể bỏ phiếu bầu Tổng thống vào ngày 17-3 tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng và Vũng Tàu.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Nam
  • Nữ miền Nam
  • Nữ miền Bắc
  • Nam miền Bắc
Bầu Tổng thống Nga tại Việt Nam

Bầu cử Tổng thống Liên bang Nga sẽ diễn ra trong thời gian từ ngày 15 đến ngày 17-3.

Bốn ứng viên đã đăng ký tham gia bầu cử gồm:

-Đại biểu Duma Quốc gia Quốc hội liên bang Liên bang Nga khóa 8, Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội liên bang Liên bang Nga, thành viên Ủy ban Duma Quốc gia về ngân sách và thuế, ứng viên từ đảng “Những người mới” Vladislav Andreevich Davankov.

-Đại biểu Duma Quốc gia Quốc hội liên bang Liên bang Nga khóa 8, lãnh đạo khối đảng Tự do-Dân chủ (LDPD) tại Duma Quốc gia, Chủ nhiệm Ủy ban Duma Quốc gia về đối ngoại Leonid Eduardovich Slutskiy;

-Đại biểu Duma Quốc gia Quốc hội liên bang Liên bang Nga khóa 8, Chủ nhiệm Ủy ban Duma Quốc gia về phát triển vùng Viễn Đông và Bắc Cực, ứng viên từ Đảng Cộng sản Liên bang Nga (KPRF) Nikolay Mikhailovich Kharitonov;

-Tổng thống đương nhiệm Liên bang Nga, người tự ứng cử Vladimir Vladimirovich Putin.

Lần đầu tiên việc bầu cử Tổng thống Liên bang Nga được tiến hành trong vòng 3 ngày và có sử dụng việc bỏ phiếu điện tử từ xa. Quyết định về việc tiến hành bỏ phiếu trong nhiều ngày trong năm 2024 được thông qua bởi Ủy ban bầu cử trung ương Liên bang Nga trên cơ sở điều tra ý kiến của các công dân.

Những kết quả đầu tiên đã có ngay ngày 17-3 sau 21.00 theo giờ Matxcova, khi kết thúc việc bỏ phiếu tại tỉnh Kaliningrad.

Gần 13.000 phóng viên sẽ hoạt động trong các ngày bỏ phiếu tại các điểm bầu cử tại Nga. Họ có quyền tiến hành quay video và chụp ảnh với điều kiện không làm lộ bí mật việc bỏ phiếu. Gần 1.500 phóng viên sẽ theo dõi quá trình bỏ phiếu tại Trung tâm thông tin của Ủy ban bầu cử trung ương Nga, trung tâm này sẽ hoạt động từ ngày 14 đến ngày 18-3.

Công tác giám sát xã hội việc tiến hành bỏ phiếu và tổng kết sẽ được thực hiện bởi các quan sát viên Nga và quốc tế. Họ có quyền hiện diện tại các điểm bầu cử vào ngày bầu cử kể từ thời điểm mở cửa các điểm này đến khi kết quả được xác định. Theo các dữ liệu sơ bộ, hơn 700.000 người, đại diện cho 106 nước đã được đăng ký hoạt động với tư cách các quan sát viên quốc tế.

Xuất phát từ tình hình phức tạp khi diễn ra bầu cử, điều cực kỳ quan trọng là phải tạo điều kiện bỏ phiếu cho tối đa số lượng các công dân, kể cả những người đang hiện diện ở nước ngoài.

Tổng cộng ở nước ngoài đã mở 281 điểm bầu cử tại 144 nước. Tại Việt Nam có thể bỏ phiếu vào ngày 17-3 tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng và Vũng Tàu. Ngoài ra, vào ngày 6-3 đã tiến hành việc bỏ phiếu trước thời hạn tại Nha Trang.

Tại 2 điểm bầu cử Đà Nẵng và Hà Nội sẽ có sự hoạt động của các quan sát viên quốc tế đã đăng ký.

Các tin khác