Tuy nhiên, với kết quả kinh doanh quý I vẫn âm, sự hồi sinh của BCC đã nhanh chóng tan biến dưới góc nhìn của giới đầu tư.
Khó khăn bủa vây
Theo báo cáo tài chính (BCTC) năm 2017, BCC sản xuất gần 2,8 triệu tấn clinker, doanh thu 3.475 tỷ đồng (giảm 18,8%), lợi nhuận sau thuế âm 3,4 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm mạnh về doanh thu và lợi nhuận do dư cung trên toàn ngành.
Theo báo cáo tài chính (BCTC) năm 2017, BCC sản xuất gần 2,8 triệu tấn clinker, doanh thu 3.475 tỷ đồng (giảm 18,8%), lợi nhuận sau thuế âm 3,4 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm mạnh về doanh thu và lợi nhuận do dư cung trên toàn ngành.
Lượng xi măng tiêu thụ của BCC không đạt được kế hoạch đặt ra và giảm đáng kể (giảm 20%). Nhu cầu tiêu thụ xi măng không như dự đoán, đặc biệt là khu vực miền Trung xuống thấp hơn so với năm 2016.
BCC là doanh nghiệp xi măng đứng thứ 2 về mức tiêu thụ và sản xuất của Vicem, sau CTCP Xi măng Hà Tiên 1 (HT1). Khu vực hoạt động của BCC chủ yếu ở miền Bắc, tập trung ở Bắc Trung bộ với một số thị trường trọng điểm như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. |
Nguyên nhân do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh. Cụ thể, giá than (một trong những nguyên vật liệu đầu vào quan trọng và chiếm tỷ trọng khoảng 38%) đã tăng 10-12% tính từ thời điểm đầu năm 2017, hiện chưa có dấu hiệu giảm (bình quân giá than tăng 200.000-230.000 đồng/tấn). Do tình trạng dư thừa và áp lực cạnh tranh nên BCC không thể chuyển phần tăng của nguyên vật liệu đầu vào sang giá bán.
Ngoài yếu tố khách quan trên, BCC còn đối mặt với những thách thức trong công tác điều hành. Đó là việc chuyển dần từ xi măng đóng bao sang xi măng rời khiến biên lợi nhuận sụt giảm. BCC hiện vẫn đang chuyển dịch cơ cấu sản phẩm trước mắt sang dòng xi măng rời nhằm mục đích đẩy mạnh cạnh tranh, tránh tồn đọng hàng trong thời gian tiêu thụ đang gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, yếu tố thương hiệu của BCC cũng đang giảm dần, dẫn tới việc phải giảm giá bán để tăng sức cạnh tranh. Đặc biệt, việc phân chia lại địa bàn, sắp xếp lại thị trường từ công ty mẹ là Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem) cũng khiến BCC gặp lúng túng trong khâu đầu ra tiêu thụ sản phẩm.
Theo đó, nhằm tối ưu hóa hoạt động của công ty mẹ, BCC sẽ ngừng cung cấp xi măng từ khu vực Đà Nẵng trở vào, chỉ tập trung các thị trường hiện tại, cộng thêm thị trường Ninh Bình. Đây cũng là khó khăn của BCC khi khu vực từ Đà Nẵng trở vào có mức độ cạnh tranh thấp hơn so với những thị trường như Ninh Bình, nơi ông lớn trong ngành xi măng là Tập đoàn Xi măng Vissai đang chiếm thị phần đáng kể.
Kỳ vọng thành thất vọng
Tình trạng dư thừa cung ngành xi măng vẫn đang ở mức cao và dự báo sẽ tiếp tục tăng, nhưng tại ĐHCĐ thường niên 2018 được tổ chức mới đây, HĐQT BCC vẫn mạnh dạn đề ra kế hoạch thoát lỗ trong năm 2018.
Tình trạng dư thừa cung ngành xi măng vẫn đang ở mức cao và dự báo sẽ tiếp tục tăng, nhưng tại ĐHCĐ thường niên 2018 được tổ chức mới đây, HĐQT BCC vẫn mạnh dạn đề ra kế hoạch thoát lỗ trong năm 2018.
Theo đó, doanh thu ước đạt 3.406 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 94 tỷ đồng. Thế nhưng kế hoạch này đã gặp chướng ngại ngay ở quý đầu tiên của năm 2018. Theo BCTC quý I-2018, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của BCC đạt 787,8 tỷ đồng (giảm 15,2%) và âm 6,3 tỷ đồng (giảm 94,6%). Giải trình về sự sa sút này, ông Lê Huy Quân, Kế toán trưởng BCC, cho biết với hàng loạt điều chỉnh trong điều hành, hoạt động sản xuất kinh doanh đã ghi nhận những kết quả khả quan.
Đơn cử, giá vốn bán hàng, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm lần lượt 9%, 56,9% và 34,5%. Tuy nhiên, doanh thu bán hàng lại sụt giảm mạnh 15,25% (tương đương 142 tỷ đồng), khiến lợi nhuận trong quý I sụt giảm mạnh so với cùng kỳ 2017.
Nhận định về kế hoạch kinh doanh năm 2018 của BCC, CTCK FPT (FPTS) cho rằng doanh nghiệp này có khả năng hoàn thành kế hoạch doanh thu, nhưng kế hoạch lợi nhuận lại kém khả quan. Nguyên nhân do nguồn cung xi măng hiện nay dồi dào, giá rẻ và cạnh tranh khốc liệt.
Bên cạnh đó, giá than nhiên liệu đầu vào tăng mạnh trong năm 2017 và vẫn có xu hướng tiếp tục tăng trong năm 2018. Biến động giá than phụ thuộc vào điều chỉnh từ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). Theo BCC, giá than được điều chỉnh tăng khoảng 10% từ đầu năm 2017 và biên độ dao động trong các năm tiếp theo 5% giá mua vào.
Từ năm 2018, theo Nghị định 164/2016/ND-CP thu phí môi trường với khối lượng đất đá thải ra trong quá trình khai thác than, cộng với diễn biến khó lường từ thị trường than thế giới, BCC vẫn đang lo ngại giá than sẽ tăng thêm và ảnh hưởng tiêu cực tới doanh nghiệp. Đặc biệt, BCC đang gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt về giá bán, chênh lệch giá bán giữa xi măng BCC và xi măng giá rẻ khá lớn (350.000-400.000 đồng/tấn).