Bí quyết thành công của TNG

Kế hoạch tăng trưởng CTCP Đầu tư và Thương mại TNG trên 200% doanh thu và lợi nhuận đều vượt kế hoạch đã làm nức lòng nhà đầu tư (NĐT) tham dự ĐHCĐ thường niên vừa tổ chức ngày 15-5.

Kế hoạch tăng trưởng CTCP Đầu tư và Thương mại TNG trên 200% doanh thu và lợi nhuận đều vượt kế hoạch đã làm nức lòng nhà đầu tư (NĐT) tham dự ĐHCĐ thường niên vừa tổ chức ngày 15-5.

Tăng trưởng ngoạn mục

Công thức thành công dựa trên một chiến lược phát triển đầy thamvọng và khả năng liên tục tự đổi mới của TNG đã tạo niềm tin cho NĐT. Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Thời nhiều lần lặp lại từ "ngoạn mục" khi nói về thành công của TNG trong 8 năm cổ phần hóa kể từ năm 2002. Vốn chủ sở hữu tăng từ 9,3 tỷ đồng lên trên 134 tỷ đồng. Doanh thu tăng từ 50,3 tỷ đồng lên 622 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu luôn đạt trên 5%. Số người lao động tăng từ 1.150 lên trên 6.000.

Từ một xí nghiệp may gia công xuất khẩu cơ sở vật chất nghèo nàn, đến nay TNG đã sở hữu 140 dây chuyền may công nghiệp hiện đại. Những thành công mang tính nhảy vọt trong giai đoạn qua đã đưa TNG trở thành một hình mẫu phát triển của các DN sau cổ phần hóa, được các cơ quan quản lý trung ương và địa phương ghi nhận.

Bước tiến của TNG còn thể hiện qua uy tín thương hiệu TNG trên thị trường dệt may quốc tế. Câu chuyện kinh doanh giữa TNG và C&A - nhà nhập khẩu sản phẩm dệt may hàng đầu EU - là một minh chứng. Năm 2004, đại diện C&A đã từ chối khi lãnh đạo TNG đến tìm kiếm đơn hàng may gia công, với lý do vốn điều lệ của TNG quá thấp, không đủ khả năng bồi thường hợp đồng.

Thế nhưng tới đầu năm 2011, nhà nhập khẩu danh tiếng này lại tự tìm đến TNG để ký kết hợp đồng và đồng ý để TNG tự mua nguyên phụ liệu cho các đơn hàng. Bước tiến dài trong quan hệ của TNG và C&A không phải ngẫu nhiên, trong nhiều năm qua thương hiệu quốc tế TNG đã được khẳng định với khả năng nhận các đơn hàng trực tiếp từ các nhà bán lẻ hàng đầu thế giới như Columbia, TCP, Perry Ellis, Levis...

Những thông tin mang tính chia sẻ của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Thời đã nhận được sự đồng cảm và tin tưởng của các NĐT tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2011. Báo cáo hoạt động của HĐQT và báo cáo giám sát của Ban kiểm soát đã nêu bật những thành công của TNG trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế giai đoạn 2008-2010.

Đặc biệt, 4 tháng đầu năm 2011, TNG tiếp tục có xu thế tăng trưởng rất cao với doanh thu 281 tỷ đồng, bằng 287% cùng kỳ năm 2010; lợi nhuận sau thuế 11,7 tỷ đồng, bằng 266% cùng kỳ năm 2010, bất chấp chi phí đầu vào tăng cao; riêng chi phí tiền lương lên tới 65,7 tỷ đồng, bằng 164% cùng kỳ năm 2010.

 Chiến lược mới

Theo chiến lược phát triển của TNG giai đoạn 2011-2015, sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tiếp tục được xác định là ngành nghề sản xuất kinh doanh cốt lõi của TNG với mục tiêu trở thành DN dệt may hàng đầu Việt Nam. Sau các dự án mở rộng sản xuất quy mô lớn được thực hiện trong giai đoạn 2008-2010, quy hoạch sản xuất của TNG sẽ ở mức 172 dây chuyền may công nghiệp vào năm 2012. Với quy mô này, TNG đã trở thành một trong những nhà sản xuất hàng dệt may lớn nhất Việt Nam với cơ cấu mặt hàng đa dạng và chuyên nghiệp như hàng dệt kim, dệt thoi, quần jean, áo jacket (áo béo)...

Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên thăm dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại của TNG.

Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên thăm dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại của TNG.

Để tận dụng thế mạnh về quy mô và cơ hội thị trường, chiến lược mới của TNG là đầu tư chiều sâu về con người, công nghệ quản lý và công nghệ sản xuất, tiếp tục giữ vững thị trường xuất khẩu, từng bước mở rộng thị trường nội địa.

Tại thị trường quốc tế, duy trì khách hàng mục tiêu là những nhà bán lẻ hàng đầu tại thị trường Hoa Kỳ và EU như: Walmart, C&A, Columbia, Levis... Làm tốt phương thức kinh doanh FOB, tập trung vào đơn hàng và thiết kế mẫu, từng bước chuyển dần sang kinh doanh theo phương thức ODM (tự thiết kế mẫu - bán mẫu - tự tìm mua nguyên phụ liệu sản xuất thành phẩm bán cho khách hàng).

Thị trường nội địa sẽ chào hàng dòng sản phẩm quần soóc, quần áo trẻ em cao cấp, áo jacket, chủ yếu tập trung bán buôn cho các nhà phân phối lớn như Metro, BigC... Ông Lê Quốc Ân, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, đã trở thành cố vấn cao cấp của TNG trong việc xây dựng thương hiệu thời trang TNG tại thị trường nội địa với kế hoạch doanh thu năm 2011 đạt 50 tỷ đồng.

Chiến lược đầu tư theo chiều sâu của TNG trên thực tế đã được khởi động từ cuối năm 2010, bằng việc nâng cao trình độ quản trị DN và chất lượng nguồn nhân lực. Hiện nay, công nghệ thông tin (CNTT) đã được ứng dụng rất sâu trong hoạt động quản trị, điều hành của HĐQT và Ban lãnh đạo TNG. Các phần mềm quản trị nhân sự, sản xuất, đơn hàng, quản lý giá thành đã được ứng dụng thành công và tới cuối năm 2011 sẽ tiếp tục hoàn thành phần mềm quản trị tài chính.

Việc ứng dụng rộng rãi CNTT là chìa khóa minh bạch hóa hoạt động và tối ưu hóa lợi nhuận của TNG. Thí dụ, bất kỳ sự biến động nào của lực lượng lao động 6.000 người đều được kiểm soát trên hệ thống thông tin toàn công ty, phục vụ việc hoạch định chính sách và chiến lược người lao động. Hoặc thay vì cách quản lý đơn lẻ trước đây, hiện nay toàn công ty có thể trực tiếp kiểm soát trên phần mềm 500 hợp đồng trị giá trên 40 triệu USD do Phòng kinh doanh ký kết từ đầu năm đến nay.

Một tác động tích cực của chiến lược phát triển chiều sâu trong thời điểm hiện nay là giảm áp lực tăng vốn. Điều này càng làm yên lòng các NĐT của TNG trong bối cảnh TTCK không thuận lợi. Kế hoạch chia 20% cổ tức cũng được đánh giá kỷ lục cao nhất trong ngành dệt may năm 2011. HĐQT cam kết phương án chia cổ tức sẽ bảo đảm lợi nhuận cao nhất cho NĐT, 20% cổ tức sẽ được nhận bằng tiền mặt nếu TTCK vẫn tiếp tục ảm đạm.

 Ưu thế vượt trội

Bí quyết thành công của TNG ảnh 2Trong 10 năm sau cổ phần hóa, có nhiều DN không thành công, nhiều DN không thể thành công, số DN thành công như TNG không nhiều. DN muốn phát triển phải có thị trường, khách hàng, đội ngũ lao động giỏi, bộ máy quản lý tốt. Những điều này TNG đều có.
Bí quyết thành công của TNG ảnh 3

Bà TRẦN THÚY NGỌC, Phó TGĐ Công ty TNHH Deloitte Việt Nam

Thành công của TNG đã được tính toán trong chiến lược phát triển dài hạn, bám sát vào ngành nghề cốt lõi là may mặc xuất khẩu. Cả 8 kỳ ĐHCĐ, lần nào TNG cũng sửa đổi điều lệ công ty. Nhìn từ bên ngoài, có thể có ý kiến cho rằng đó là biểu hiện của sự thiếu ổn định trong quản trị, điều hành. Ngược lại, với lãnh đạo TNG, đó chính là khả năng tự đổi mới liên tục để thích ứng với sự phát triển và hội nhập quốc tế. Đó cũng là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên ưu thế vượt trội của TNG.

Hiện nay, điểm yếu lớn nhất của TNG là nguồn vốn chủ sở hữu nhỏ, hoạt động chủ yếu dựa trên vốn vay. Tuy nhiên, theo tính toán của bộ phận phân tích CTCK Atex, chi phí lãi vay trung bình của TNG năm 2010 chỉ đạt trên 9%, cho thấy TNG có ưu thế trong quản lý tài chính. Điều này cũng được lãnh đạo VietinBank Chi nhánh Thái Nguyên khẳng định khi cho biết nhờ sở hữu một thương hiệu mạnh, TNG đã được VietinBank chấp thuận xác định hạn mức tín dụng rất cao so với giá trị tài sản thế chấp.

Chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2015 của TNG

Chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2015 của TNG

Với chiến lược phát triển giàu sức thuyết phục trong ngắn hạn và dài hạn, kế hoạch tăng trưởng 200% cả về doanh thu và lợi nhuận của TNG trong năm 2011 đã nhận được sự đồng thuận 100% của các NĐT. Đây là kết quả được dự đoán trước, vì với các NĐT đã có thời gian gắn bó với cổ phiếu TNG, chiến lược phát triển đầy tham vọng được TNG gieo mầm từ khi trở thành công ty đại chúng nay đã bắt đầu cho trái ngọt.

Các tin khác